Giấc ngủ và tuổi tác

Có một thực tế là khi chúng ta già đi, chúng ta ngủ ít hơn. Lý do đằng sau hiện tượng này là gì? Người lớn tuổi ngủ ít hơn vì họ cần ngủ ít hơn, hay bởi vì họ chỉ đơn giản là không thể có được giấc ngủ họ cần? Trong một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Neuron, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, Berkeley giải thích rằng điều này là do các cơ chế não thay đổi. Đó là cơ chế kết nối thần kinh để tiếp nhận được tín hiệu buồn ngủ. Khi không nhận đủ tín hiệu, bộ não nghĩ rằng chúng ta chưa mệt để ngủ!

                                                                

Trong các thí nghiệm so sánh số lượng và loại tín hiệu hóa học liên quan đến giấc ngủ ở chuột nhắt và chuột già, các nhà khoa học thần kinh đã phát hiện sự giống nhau bất kể tuổi tác của chuột. Tuy nhiên có sự suy giảm theo độ tuổi ở các thụ thể (các phân tử tiếp nhận - receptor) nhận tín hiệu buồn ngủ trong não. Nói cách khác, bộ não chuột nhắt và chuột già có cùng số tín hiệu ngủ, nhưng chuột già nhận ra những tín hiệu đó kém hơn. “Nó gần giống như một ăngten vô tuyến yếu”, Matthew Walker, trưởng phòng thí ng- hiệm nghiên cứu về giấc ngủ và thần kinh tại Berkeley nói. “Tín hiệu ở đó, nhưng ăng-ten không thể bắt được tín hiệu.”

Sự suy giảm giấc ngủ có thể bắt đầu ngay từ cuối những năm 20, và tiếp tục đi xuống một cách ổn định theo thời gian. Trên thực tế, vào thời điểm nhiều người chạm trán 50, họ sẽ chỉ có khoảng 50 phần trăm của giấc ngủ sâu mà họ nhận được trong những năm  20 của họ. Đến 70, rất nhiều người bị mất giấc ngủ sâu. Thay vì trải qua những chu kỳ ngủ thích hợp để đảm bảo ngủ ngon giấc ban đêm, họ thức dậy suốt cả đêm, liên tục ức chế giấc ngủ sâu cần thiết. Walker nói: “Đây có lẽ là một trong những thay đổi  sinh lý kịch tính nhất xảy ra khi lão hóa”. Trước đây chúng ta từng nghĩ rằng thiếu ngủ là hậu quả của sự lão hóa, giờ chúng ta nghĩ rằng giấc ngủ không đầy đủ có lẽ là một yếu tố góp phần gây lão hóa.

Vậy chúng ta nên làm thế nào đây? Thật không may, có rất ít nghiên cứu liên quan đến việc phát triển các liệu pháp nhằm ngăn ngừa, làm chậm lại, hoặc ức chế sự suy giảm của “ăng tăng thu nhận tín hiệu ngủ”.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy kích thích não điện (đưa một lượng điện áp nhỏ vào não) áp dụng cho những người trưởng thành làm tăng chất lượng của các sóng não liên quan đến giấc ngủ sâu. Walker hy vọng thử nghiệm điều này ở người già hơn cũng cho kết quả tốt. Tuy nhiên, theo Walker, hiện nay có rất nhiều phương pháp khác, bao gồm liệu pháp nhận thức – hành vi (tâm lý trị liệu) đã chứng tỏ thành công trong điều trị chứng mất ngủ. Và mặc dù hiện tại chúng ta không thể làm gì để tránh bị mất khả năng tiếp nhận tín hiệu buồn ngủ khi chúng ta già đi, chúng ta vẫn có thể cố gắng để có được giấc ngủ ngon hơn. Walker gợi ý những điều nhỏ nhặt, chẳng hạn như tránh caffein sau buổi chiều, ngủ trong phòng lạnh hơn nhiệt độ thường một chút, và tập thể dục một cách nhất quán (nhưng không trong vòng ba giờ trước khi đi ngủ). Và chúng ta có thể yên tâm rằng các nhà khoa học đang làm việc chăm chỉ về cách để điều trị và ngăn ngừa chứng thiếu ngủ cho tuổi già.

                                                                                                                                            Theo www.popsci.com

Theo Matthew Walker, mọi động vật trên trái đất đều cần ngủ. Tuy nhiên, về mặt tiến hoá, giấc ngủ là điều ngu ngốc mà bạn phải làm. Trong khi ngủ, bạn sẽ trở nên vô ích: bạn đang bất tỉnh, bạn không phải là kiếm ăn hoặc giao tiếp xã hội, và bạn dễ bị nguy hiểm. Ngủ nên được loại bỏ khỏi sinh vật sống từ lâu! Nhưng nó vẫn tồn tại! Lý do, Walker nói, bởi vì giấc ngủ là điều sống còn cho cuộc sống. Bạn có thể trở nên cáu bẳn, mất khả năng tập trung cũng như khả năng đưa ra quyết định khi chỉ mất ngủ một đêm. Và trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa sự thiếu ngủ và một loạt các bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì.  
                                                           Chuyên đề Số 2 - Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ Đà Nẵng