GIỚI THIỆU VỀ CÂY HƯƠNG THẢO

Hương thảo là một loại cây cung cấp tinh dầu, cây hương liệu và gia vị, cây kiểng đẹp. Hương thảo sống và phát triển trên đất đá và cát, bên cạnh biển, tại các khu vực đá vôi khô cằn và nắng, không quá những ngọn đồi cao.

1. PHÂN LOẠI, NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM

Ngành:             Magnoliophyta

Lớp:                  Magnoliopsida

Bộ:                    Lamiales

Họ:                    Lamiaceae

Chi:                   Rosmarinus

Loài:                 Rosmarinus officinalis

Tên khoa học:   Rosmarinus officinalis L.

Cây hương thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, Bồ Đào Nha và tây bắc Tây Ban Nha. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.

Hương thảo là cây bụi thường xanh lâu năm, cây cao 1 - 2 m. Thân cây thẳng đứng có nhiều nhánh dài, mảnh, có vỏ màu tro và bong tróc. Hương thảo có lá đơn, mọc đối, thường xanh, dài khoảng 5 cm, rộng khoảng 0,3 cm, lá dày, dai cứng, mặt trên lá màu xanh đậm, bóng, tuyến tính, mặt dưới lá màu trắng, có lông tơ dày đặc.

Cây bắt đầu ra hoa vào cuối mùa đông và kéo dài đến mùa xuân. Hoa thường có màu xanh dương, một số giống có thể có hoa màu hồng hoặc màu trắng.

Hương thảo là một loại cây cung cấp tinh dầu, cây hương liệu và gia vị, cây kiểng đẹp. Hương thảo sống và phát triển trên đất đá và cát, bên cạnh biển, tại các khu vực đá vôi khô cằn và nắng, không quá những ngọn đồi cao.

2. GIÁ TRỊ VÀ TÁC DỤNG

Hương thảo từ lâu đã được xem là một loại cây quan trọng có tinh dầu được sử dụng trong nước hoa và dược liệu cũng như là một loại gia vị và chất chống oxy hóa trong chế biến thực phẩm.

Một số quốc gia trồng cây hương thảo để lấy tinh dầu sử dụng trong thực phẩm, nước hoa, mỹ phẩm và các ngành công nghiệp dược phẩm. Trong thuốc dân gian, lá hương thảo được sử dụng như một thành phần của hỗn hợp trà cho phòng tắm và cải thiện lưu thông máu.

3. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA CÂY HƯƠNG THẢO

- Trong ẩm thực: Cây hương thảo không những làm tăng hương vị món ăn mà còn khử mùi hôi của một số loại thịt.

- Trong y học: Cây hương thảo giúp cải thiện trí nhớ, tốt cho não bộ; có tác dụng lợi tiểu; tốt cho tóc; tốt cho da; có tác dụng giảm đau, kháng viêm; tốt cho hệ hô hấp; chống ung thư; tốt cho dạ dày, đường ruột.

- Trong tâm linh: Người Hy Lạp và La Mã đốt lá hương thảo tại các đền thờ, coi cây hương thảo như biểu tượng của sự tri ân và ghi nhận lòng trung thành.

- Trong cảnh quan: Cây hương thảo được trồng làm cây cảnh trong sân vườn hoặc trong nhà. Hiện nay, hương thảo đang có xu hướng được trồng tạo đáng làm bonsai, làm quà tặng trong các dịp lễ, tết rất có ý nghĩa.

Bảng thành phần dinh dưỡng của cây hương thảo

(Giá trị dinh dưỡng trên 100 g lá tươi)

Chất

Giá trị dinh dưỡng

Tỷ lệ RDA (%)

Năng lượng

131 Kcal

6,5

Carbohydrates

20,70 g

16

Protein

3,31 g

6

Tổng số chất béo

5,86 g

20

Cholesterol

0 mg

0

Chất xơ

14,10 g

37

Vitamin

 

 

Folates

109 µg

27

Niacin

0912 mg

6

Axit Pantothenic

0,804 mg

16

Pyridoxine

0,336 mg

26

Riboflavin

0,152 mg

12

Thiamin

0,036 mg

3

Vitamin A

2924 IU

97

Vitamin C

21,8 mg

36

Nguyên tố

 

 

Natri

26 mg

2

Kali

668 mg

14

Khoáng chất

 

 

Canxi

317 mg

32

Đồng

0,301 mg

33

Sắt

6,65 mg

83

Magie

91 mg

23

Mangan

0,960 mg

42

Kẽm

0,93 mg

8,5

 

 

 

Tài liệu tham khảo

  1. Kowalchik, C. and Hylton, W.H. (1987), Rodale’s illustrated encyclopedia of herbs. Rodale Press. Emmaus, Pennsylvania.
  2. Westervelt, P.M. (2003), Greenhouse Production of Rosmarinus officinalis L., Thesis, Faculty of the Virginia Polytechnic Institute and State University, Blacksburg, Virginia, 1-51.
  3. Dirr, M.A. (1990), Manual of woody landscape plants, 4th ed. Stipes, Champagne, IL.
  4. Armitage, A.M. (1997), Herbaceous perennial plants, 2nd ed. Stipes, Champagne, IL.
  5. Tesi, R. (1994), Rosmarino (Rosmarinus officinalis L.), In: Principi di orticoltura e ortaggi díItalia, Edagricole, Bologna, Italy, 290-292.
  6. Camarda, I. and Valsecchi, F. (1983), Alberi e arbusti spontanei della Sardegna, Edizioni Gallizzi, Sassari, Italy, 427-430.
  7. Liberty Hyde Bailey Hortorium (1976), Hortus third: A concise dictionary of plants cultivated in the United States and Canada, 3rd ed. Macmillan, New York.
  8. Chipault, J.R., Mizuno, G.R., Hawkins, J.M. and Lundberg, W.O. (1952), The antioxidant properties of natural spices, Food Research, 14:187-190.
  9. Chipault, J.R., Mizuno, G.R. and Lundberg, W.O. (1955), Antioxidant properties of spices in oil-in-water emulsions, Food Research, 20:443-448.
  10. Chipault, J.R., Mizuno, G.R. and Lundberg, W.O. (1956), The antioxidant properties of spices in foods, Food Technology, 10:209-211.

Dellacassa, E., Lorenzo, D., Moyna, P., Frizzo, C.D., Serafini, L.A. and Dugo, P. (1999), Rosmarinus officinalis L. (Labiatae) essential oils from the South of Brazil and Uruguay, Journal of Essential Oil Research, 11:27-30.

AHRD

(Theo: Trang thông tin điện tử Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh)