Nike là một trong những doanh nghiệp lớn trên thế giới hết sức thành công trong việc “rũ bỏ” quảng cáo truyền thống và tiếp nhận quảng cáo mạng xã hội.
Nike chính thức thử nghiệm việc hiện diện trên các mạng xã hội vào năm 2004 và dần dần cắt giảm ngân sách của các loại hình quảng cáo truyền thống.
Hiện nay, Nike được biết đến là một trong những “doanh nghiệp mạng xã hội” lớn nhất thế giới, vượt qua cả Google, Instagram hay Pinterest. Thương hiệu thể thao này đang có trên 21 triệu lượt “like” trên Facebook, 4,1 triệu người theo dõi trên Twitter, gần 60 ngàn người theo dõi trên Pinterest, và hơn 7 triệu người theo dõi trên Instagram.
Năm vừa qua, dù không phải nhà tài trợ chính thức của World Cup 2014, Nike đã vượt qua Adidas trở thành thương hiệu được theo dõi nhiều nhất trong giải bóng đá lớn nhất hành tinh này.
Theo Visible Measures, công ty chuyên thống kê lưu lượng video trên mạng, Nike đã tung ra 8 chiến dịch và thu hút 240,6 triệu lượt theo dõi.
CEO của Nike, Mark Parker từng phát biểu:
“Một cuộc đối thoại 2 chiều với khách hàng là một phần quan trọng trong hệ sinh thái số hóa của chúng tôi. Nó cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết chuyên sâu để thúc đẩy sáng tạo, củng cố các điểm kết nối khách hàng với thương hiệu, cũng như tạo ra nền tảng cho khách hàng tương tác với nhau. Thông qua những nền tảng mạng xã hội, chúng tôi có thể tận dụng sức mạnh và sự đam mê thể thao của khách hàng trên toàn thế giới để đào sâu hơn mối quan hệ của chúng tôi và khách hàng”.
Chính khách hàng của Nike đã tạo ra những hình ảnh độc đáp này trong tài khoản Instagram của mình |
Các công ty và các thương hiệu khác có thể không có được ngân sách như của Nike, nhưng niềm tin và các chiến lược của Nike vẫn có thể được mô phỏng và áp dụng ở một mức độ nào đó.
Để tận dụng quảng cáo mạng xã hội hiệu quả, dưới đây là 3 điều nên học từ Nike.
1. Nguồn lực
Nike đã cắt giảm ngân sách quảng cáo truyền thống, tận dụng mọi khoản để chi cho quảng cáo số hóa và trên mạng xã hội. Điều đó có nghĩa là Nike đã cắt bắt ngân sách quảng cáo? Câu trả lời là không! Thay vào đó, họ nghiên cứu và sắp xếp lại ngân sách vào các khoản chi tiêu khác nhau.
Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, Nike đã nhìn thấy tiềm năng trong quảng cáo số hóa. Họ nhìn thấy cơ hội để chia sẻ câu chuyện thương hiệu của họ theo cách của riêng mình và trên các kênh truyền thông của riêng mình, đồng thời, gắn kết với người tiêu dùng hơn bao giờ hết. Họ đã tiếp nhận ý tưởng này và phần bổ các nguồn lực, từ nhân sự cho đến tài chính.
Bài học:
Bạn cần luôn nhớ rằng, mạng xã hội không bao giờ là miễn phí. Chúng ta cần dừng việc than vãn về việc trang Facebook của công ty đem lại hiệu quả quá chậm và hãy nhìn vào mạng xã hội theo hướng hoàn toàn khác.
Hãy coi mạng xã hội là một khoản đầu tư để doanh nghiệp đổ nguồn lực về tài chính, nhân lực và thời gian để tạo ra nội dung và đưa nội dung đó lan tỏa đến khách hàng.
2. Mối quan hệ với khách hàng
Nike hiểu được rằng lợi ích của mạng xã hội và số hóa là vô cùng lớn. Mạng xã hội thậm chí đem đến cho doanh nghiệp những phản hồi về sản phẩm/thương hiệu nhiều hơn cả bộ phận chăm sóc khách hàng. Mạng xã hội giúp doanh nghiệp lắng nghe, kết nối và tương tác với khách hàng.
Nếu nhìn vào các nền tảng mạng xã hội của Nike, bạn sẽ thấy họ luôn đầu tư rất lớn vào mối quan hệ với khách hàng. Trên Twitter, Nike liên tục lắng nghe và phản hồi lại khách hàng bằng cách đăng “tweet” hoặc “retweet” khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Bài học:
Hãy dành thời gian cho khách hàng và những người hâm mộ thương hiệu, và tận dụng niềm đam mê của khách hàng với thương hiệu để gia cố mối quan hệ giữa hai bên. Hãy nhớ rằng lợi ích của mạng xã hội sẽ còn bùng nổ hơn nữa nếu nó được kèm theo khả năng lắng nghe, kết nối và cam kết với khách hàng.
3. Nghệ thuật kể chuyện thương hiệu
Nike là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về nghệ thuật kể chuyện thương hiệu. Họ rất chuyên nghiệp trong việc khai thác những vấn đề xã hội và xây dựng các câu chuyện thương hiệu xoay quanh vấn đề đó.
Cho tới hiện nay, khi tuyển dụng nhân sự mới, Nike tự hào giới thiệu rằng họ đang tìm kiếm những người kể chuyện – storyteller. Đó là những con người đóng vai trò đại sứ thương hiệu, những người rất giỏi trong việc kể những câu chuyện của Nike, từ nhân sự trong bộ phận thiết kế sản phẩm cho đến nhân sự phụ trách mạng xã hội.
Hãng đồ thể thao này đã sản xuất những quảng cáo để lại ấn tượng sâu sắc đáng nhớ cho khách hàng thuộc mọi lứa tuổi. Chẳng hạn, nhân kỷ niệm 25 năm slogan huyền thoại “Cứ làm đi” (Just do it), Nike đã thực hiện chiến dịch kêu gọi người hâm mộ trên toàn thế giới nỗ lực và dám đưa bản thân đến với những thách thức mới.
Chiến dịch mang tên "Possibilities” (Những điều có thể) mở đường bằng một TVC có sự tham gia của dàn sao gồm các vận động viên thể thao và người nổi tiếng. Đoạn quảng cáo dưới lời kể của diễn viên hài nổi tiếng Bradley Cooper dẫn ra những hành động nhỏ mọi người đều có thể làm được, sau đó gợi ý những hành động lớn hơn, khó hơn và cuối cùng là những thử thách nhiều người thậm chí còn không dám nghĩ đến. Đó là: "Dẫn banh qua Gerard Pique và ghi bàn”, "Đánh bại Serena Williams trong một trận tennis”, "Cướp bóng của LeBron James”. Đoạn quảng cáo gợi lên những điều có thể, những mục tiêu mà ai cũng mơ ước nhưng sẽ không bao giờ đạt được nếu không dám nghĩ đến việc mình có thể.
Bài học:
Để có thể trở nên nội bật trong đám đông trên các nền tảng mạng xã hội ngày nay, doanh nghiệp cần có những nhân sự có khả năng kể những câu chuyện xoay quanh thương hiệu.
Quảng cáo mạng xã hội và số hóa không chỉ đơn thuần là những nền tảng. Đó là những cuộc cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp có khả năng lôi kéo khách hàng thông qua những nội dung ý nghĩa và hấp dẫn. Thay vì bán sản phẩm, hãy bàn tán về những ý tưởng, câu chuyện. Hãy luôn ghi nhớ điều này khi bạn xây dựng đội ngũ, tầm nhìn hay chiến lược quảng cáo cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Và cuối cùng, qua câu chuyện của Nike, hãy nhớ, với quảng cáo mạng xã hội, bạn không chỉ “cứ làm đi” mà còn cần làm điều đó thật tốt.
http://techmartdanang.vn/