An toàn ngân hàng: Muốn nhanh thì phải… từ từ?

Một lần sang Lào, anh bạn người bản địa chở vòng vèo qua các con phố, rồi hỏi: “Anh có thấy gì lạ so với Việt Nam không?”. Nghĩ mãi không ra…

 

An toàn ngân hàng: Muốn nhanh thì phải… từ từ?

Quyết định 780 ra đời đã được một năm.Như một bài viết gần đây, nó có sứ mệnh lịch sử, cần cho các ngân hàng thương mại. Họ có thêm thời gian để xử lý nợ xấu, doanh nghiệp vay vốn có thêm cơ hội để có thể tái sinh.



Anh bạn cười: “Không có tiếng còi xe”.


Quả vậy, ở Lào không có kiểu còi xe “ô nhiễm âm thanh” như ở Việt Nam. Thảng mới có một vài tiếng. Nếu bấm kiểu liên thanh, thể nào người đi trước cũng bực mình: “Muốn nhanh, sao anh không đi từ hôm qua đi!”.

Trong công việc thường ngày, người Lào chẳng mấy vội vàng, gấp gáp. Nhìn chung, họ có cuộc sống tư lự như vậy. Nên mới có câu: “Muốn nhanh thì phải… từ từ”.

Mới rồi tình cờ cùng xe chuyến công tác với phó tổng giám đốc ngân hàng nọ. Có cuộc gọi đến. Không rõ nội dung gì, nhưng sau khi cúp máy, vị này cáu: “Muốn nhanh thì phải từ từ!”.

Rồi ông cho hay, nhân viên vừa gọi, báo bên cơ quan thanh tra yêu cầu xử lý trích lập dự phòng rủi ro cho mấy khoản cho vay trên liên ngân hàng. Nếu làm theo yêu cầu, khoản trích lập sẽ đến cả trăm tỷ đồng, đồng nghĩa với lợi nhuận hụt đi tương ứng.

Nhân chuyện, vị phó tổng này nói về hai văn bản quan trọng của Ngân hàng Nhà nước. Quyết định 780 về cơ cấu lại nợ, Thông tư 02 điều chỉnh cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Theo ông, một cái thì nhanh, một cái thì chậm. Cả hai đều cần thiết, chuyện còn lại là lộ trình áp dụng.

Quyết định 780 ra đời đã được một năm. Như bài viết gần đây, nó có sứ mệnh lịch sử, cần cho các ngân hàng thương mại. Họ có thêm thời gian để xử lý nợ xấu, doanh nghiệp vay vốn có thêm cơ hội để có thể tái sinh.

Song, sau một năm giãn, các khoản nợ có nguy cơ quá hạn trước đây lần lượt phải điểm danh cho đúng. Hiện chưa rõ tỷ lệ thoát hiểm là bao nhiêu, nhưng hẳn nhiều khoản đã từ nguy cơ xấu thành tốt, hoặc an toàn, hay một bộ phận doanh nghiệp tránh được nguy cơ phá sản.

“Cái 780 trên thế giới chưa thấy làm, là sáng kiến của Việt Nam, rất đặc thù. Nên chăng cần tiếp tục áp dụng thêm khoảng 6 tháng nữa, làm chậm đi tác động của nợ xấu, để các tổ chức tín dụng thêm thời gian củng cố, các doanh nghiệp bớt gánh nặng để xoay xở khi khó khăn thế này”, lãnh đạo ngân hàng trên nêu quan điểm.

Trong khi đó, thời hạn áp dụng Thông tư 02 đã cận kề. Từ 1/6/2013, các tổ chức tín dụng phải “nhận nợ” trên liên ngân hàng, từ trái phiếu doanh nghiệp…, buộc phải trích lập dự phòng rủi ro. Các nhà băng sẽ phải chi thêm tiền để xử lý nợ, để củng cố an toàn trong hoạt động. Lợi nhuận theo đó sẽ giảm đi.

Trong lần trao đổi với VnEconomy gần đây, một cán bộ phân tích của Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận rằng, Thông tư 02 sẽ có tác động rất lớn và mạnh đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, tập trung ở chi phí. Nhưng đó là điều phải làm, để tăng cường sức khỏe hệ thống.

Vị phó tổng giám đốc ngân hàng trên cũng ủng hộ chính sách này. Theo ông, Thông tư 02 hướng đến sự rạch ròi, minh bạch hơn trong sử dụng vốn, là rất cần thiết. Nhưng về lộ trình dường như nhanh quá.

“Người ta lạnh lùng áp ngay những quy định đó. Tôi cho vay như thế, tài sản đảm bảo như thế, không mất đồng nào và đang kiểm soát tốt, nhưng vẫn phải trích lập dự phòng. Dù rất cần thiết, nhưng trong bối cảnh nhiều khó khăn hiện nay, có vội vàng quá không?”.

Lập luận của ông là nếu làm nhanh quá có thể gây xáo trộn lớn, chưa đạt được mục đích thì đã tạo nên phát sinh.

Đó là lợi nhuận các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm mạnh, thậm chí sẽ có thêm nhiều ngân hàng lỗ. Hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính là tấm gương phản ánh một phần sức khỏe của nền kinh tế. Nhiều ngân hàng lỗ, tiếp tục lỗ sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của cổ đông, nhà đầu tư. Tương tự, niềm tin người gửi tiền vào một hệ thống làm ăn “bị” bết bát thêm cũng dễ lung lay.

“Trước khi củng cố sự an toàn thì người ta đã giảm niềm tin rồi, chưa đạt được mục tiêu thì đã mất đi cơ sở, việc thực hiện sẽ càng khó. Bản thân mỗi ngân hàng đều muốn nhanh chóng xử lý nợ xấu, nhanh chóng mạnh khỏe lên, nhưng với thực tế hiện nay thì khó làm nhanh, làm khẩn trương được. Cần có bước đệm như cái 780, có các chính sách vực dậy nền kinh tế, rồi từng bước nâng cao các tiêu chuẩn an toàn ngân hàng. Tôi nghĩ các ngân hàng đều ủng hộ yêu cầu nâng cao sức khỏe này, nhưng bắt chạy nhanh quá, vội quá với những cơ thể đang yếu đi thì có thể vấp ngã. Muốn nhanh thì lúc này phải từ từ đã”, ông nêu quan điểm.

Còn Ngân hàng Nhà nước, khi ban hành Thông tư 02 cũng đã có tính toán, cho các tổ chức tín dụng chuẩn bị trong bốn tháng. Quỹ thời gian đó liệu có đủ để một lúc dồn lực lấp đầy khoảng trống nhiều năm trước để lại, khi mà cùng lúc họ đang đánh vật với tín dụng âm, nợ xấu cao? Mà để có lực, lãi suất cho vay lại khó giảm thêm…

 

http://techmartdanang.vn/