Theo các nhà khoa học Mỹ, polystyrene - một trong những loại nhựa phổ biến nhất trên thế giới - có thể bị phân huỷ khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời với thời gian ngắn hơn, trong nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ, thay vì hàng ngàn năm, như dự kiến trước đây.
Theo Environmental Science and Technology Letters, các nhà khoa học từ Viện hải dương học ở Woods Hole và Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, đã chỉ ra rằng polystyrene - một trong những loại nhựa phổ biến nhất trên thế giới - có thể bị phá huỷ khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời trong nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ, thay vì hàng ngàn năm, như dự kiến trước đây.
Polystyrene thường xuyên được phát hiện ở các đại dương từ những năm 1970. Ý tưởng cho rằng ánh sáng Mặt trời phá hủy nhựa không có gì mới. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, ánh sáng Mặt trời không chỉ dẫn đến sự phá hủy nhựa về mặt vật lý mà còn khiến quá trình phân hủy hóa học của nhựa thành các hợp chất hữu cơ hòa tan, và lượng carbon dioxide ở mức thấp không ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.
Ngay khi nhựa trải qua quá trình biến đổi này, hình dạng ban đầu của nó biến mất khỏi môi trường và biến thành các chất khác không thể nhận thấy bằng mắt thường. Việc xem xét cách thức biến đổi này quan trọng để đánh giá lượng nhựa thực sự trong môi trường.
Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào vai trò của vi khuẩn trong việc phân hủy nhựa và không xem xét các yếu tố khác. Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem liệu ánh sáng Mặt trời có thể biến đổi polystyrene hay không.
Họ đã sử dụng 5 mẫu polystyrene khác nhau có bán trên thị trường. Các nhà khoa học ngâm mỗi mẫu trong các hộp thủy tinh kín chứa nước và thắp sáng chúng bằng một chiếc đèn tái tạo tần số của ánh sáng Mặt trời. Các nhà khoa học sau đó thu thập CO2 và các hợp chất hòa tan trong nước.
Sử dụng các công cụ phân tích khác nhau, bao gồm máy quang phổ khối có kích thước lớn như một căn phòng, các nhà khoa học đã truy tìm nguồn gốc của các nguyên tử carbon có cả trong CO2 lẫn nước lọc.
Colin P.Ward, tác giả chính của công trình và là nhà nghiên cứu ở Viện hải dương học Woods Hole chia sẻ rằng, các nhà khoa học đã sử dụng một số phương pháp để phân tích và tất cả chúng đều chỉ ra cùng một kết quả: ánh sáng Mặt trời có thể biến polystyrene thành CO2. Nhưng vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu điều gì xảy ra với các sản phẩm khác hòa tan trong nước.