Đây là "chiến tích" mới nhất của nhóm hacker này sau vụ giỡn mặt FBI tuần trước. Symantec không lên tiếng đáp trả ngay. Phát ngôn viên của hãng thông báo trong một e-mail gửi cho giới truyền thông rằng mọi chuyện vẫn đang nằm trong quá trình xác minh và phân tích.
![]() |
Trong một e-mail đàm phán kể trên, Thomas nói rằng công ty ông sẵn sàng trả 50.000 USD cho vụ này, đồng thời yêu cầu nhóm hacker đảm bảo không tung mã nguồn này lên mạng sau khi nhận được tiền chuộc. Ông cũng đề nghị trả 2.500 USD/tháng cho 3 tháng đầu tiên, bắt đầu ngay từ tuần tới. Số còn lại đảm bảo sẽ thanh toán hết sau khi nhóm tin tặc công bố các bằng chứng xác thực rằng mã nguồn đã bị hủy hoàn toàn.
Tuy nhiên Yamatough đã từ chối với lý do muốn nhận tiền một lần để đảm bảo an toàn. Cuối ngày thứ 2 vừa qua, Yamatough ra "tối hậu thư" khi cho Symantec với chỉ 10 phút để cân nhắc. Tin tặc này đe dọa: ”Sau thời hạn này, khối lượng mã nguồn lên tới 2.350 MB ở dạng file nén rar của các chương trình PCAnywhere và Norton Antivirus sẽ được công khai”. Thomas trả lời: ”Chúng tôi không thể đưa ra quyết định trong vòng 10 phút như thế được. Chúng tôi cần thêm thời gian”.
Symantec cho biết số tiền 50.000 USD chấp nhận trả cho tin tặc này là một phần của quá trình điều tra đã được cơ quan thi hành pháp luật chấp thuận. Công ty cũng không tiết lộ tên cơ quan đang tiến hành điều tra vụ này với lý do bảo mật phục vụ chuyên án. Trong tháng 1/2012, hãng bảo mật này cũng đã đề cập tới việc có cá nhân tuyên bố là thành viên của Anonymous yêu cầu trả các khoản tiền chuộc để không công bố các mã nguồn "chôm" được. Symantec xác nhận công ty cũng đã tiến hành các cuộc điều tra nội bộ có liên quan và thông báo với các nhà chức trách về các âm mưu tống tiền liên quan đến vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ này”.
Hồi tháng 1 vừa qua, Symantec thừa nhận mạng lưới của hãng đã bị đột nhập từ bên ngoài và mất cắp mã nguồn của một số ứng dụng.