Đề cao vai trò doanh nhân nữ
Sáng 3/3/2010, tại Hội trường Thống Nhất (TPHCM) đã diễn ra Diễn đàn doanh nhân Việt Nam 2010 - kinh tế Việt
Thẻ luật sư cũ sẽ hết hiệu lực từ 1/8/2010
Lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLS) vừa họp thống nhất về trình tự, thủ tục và lộ trình của việc đổi thẻ luật sư nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu của luật sư trong toàn quốc. Được biết, sau khi có thông báo chính thức của LĐLS, đến ngày 2/5/2010, các đoàn sẽ tập hợp và gửi danh sách cùng ảnh của các luật sư về LĐLS. LĐLS sẽ chuẩn bị phôi thẻ, rà soát lại danh sách và việc cấp thẻ sẽ được tiến hành từ 15 đến 30-6. Luật sư chỉ được xét đổi thẻ khi đã đóng đủ phí thành viên của đoàn luật sư và phí của liên đoàn. Khoảng thời gian từ 1/7 đến 1/8/2010 sẽ xử lý những sai sót có thể phát sinh. Sau đó, tất cả thẻ cũ sẽ hết hiệu lực. Thẻ luật sư mới sẽ không quy định giới hạn thời gian có giá trị của thẻ. LĐLS sẽ quyết định việc đổi thẻ khi thấy cần thiết. Song song với việc đổi thẻ, LĐLS sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu của luật sư trên toàn quốc. Một số thẻ sẽ tương ứng một luật sư (cùng với các thông tin liên quan) và con số này sẽ theo luật sư đó trong suốt quá trình hành nghề. Dự kiến chủ tịch LĐLS sẽ mang số 1, tiếp theo là các phó chủ tịch… Luật sư của các đoàn sẽ được đánh số theo thứ tự a, b, c...Cuộc họp nói trên chưa bàn tới việc một luật sư vì lý do nào đó không còn tiếp tục hành nghề thì con số ứng với luật sư đó sẽ được giải quyết thế nào. (Pháp luật TPHCM 4/3/2010)
Tập trung nguồn lực cho thanh niên biên giới
Sáng 3/3/2010, anh Phan Văn Mãi - Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam đã tới thăm và chúc mừng Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, nhân Ngày truyền thống Bộ đội biên phòng Việt Nam, Ngày Biên phòng toàn dân. Thiếu tướng Trần Đình Dũng - Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng khẳng định, Bộ Tư lệnh rất coi trọng việc phối hợp hoạt động cùng tổ chức Đoàn, Hội ở các xã vùng biên giới, gắn với công tác giáo dục tuyên truyền cho thanh niên hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của đường biên giới quốc gia. Thiếu tướng Trần Đình Dũng và anh Phan Văn Mãi thống nhất, trong thời gian tới, hai cơ quan sẽ cùng nhau thảo luận chi tiết, cụ thể hóa các chương trình, dự án mà hai bên đã ký biên bản ghi nhớ, trên tinh thần hướng về cơ sở, tập trung mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho thanh niên ở các xã vùng biên giới gặp nhiều khó khăn phát triển kinh tế, xã hội. (Thanh Niên 4/3/2010)
50 năm Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương
Ngày 3/3/2010, Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương thuộc Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường (8/3/1960 – 8/3/2010). Trong 50 năm qua, trường đã tổ chức được 530 khóa đào tạo, bồi dưỡng các chương trình dài hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn chuyên đề cho hơn 37.000 học viên, thực hiện 25 đề tài nghiên cứu các vấn đề về phụ nữ... Nhân dịp này, trường đã được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì. (SGGP 4/3/2010)
Khởi động chương trình 1 triệu cần câu tài chính vi mô cho người nghèo
Chiều 3/3/2010 tại TPHCM, Quỹ Hỗ trợ Giáo dục Nhân đạo (Hội Khuyến học Việt Nam) đã khởi động chương trình “1 triệu cần câu tài chính vi mô”. Chương trình này sẽ cho mỗi hộ nghèo vay trung bình 400 USD cho 3 năm đầu và các năm tiếp theo sẽ tăng lên 600 – 1.000 USD/hộ. (Pháp luật TPHCM 4/3/2010)
Xúc tiến thương mại Việt Nam – Malaysia
Tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phòng Thương mại Dewa Muda (Malaysia) ngày 3/3/2010, hai bên đã thống nhất kế hoạch tổ chức buổi tiếp xúc giao lưu giữa các doanh nghiệp thành viên vào cuối tháng 4/2010 tại Hà Nội. Sẽ có khoảng 40 doanh nghiệp
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chuẩn bị ra mắt tài liệu về an ninh môi trường
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa họp hội đồng khoa học để thẩm định và thông qua nội dung cuốn tài liệu về an ninh môi trường do PGS TS Nguyễn Đình Hoè và TS Nguyễn Ngọc Sinh biên soạn. Dự kiến, cuốn tài liệu này sẽ được ra mắt trong năm 2010 và đây cũng là tài liệu đầu tiên đề cập về an ninh môi trường ở Việt
TPHCM: Làm sạch và xanh sông Sài Gòn là nhiệm vụ quan trọng của tháng Thanh Niên
Công trình “Cải thiện môi trường, cảnh quan sông Sài Gòn” do Đoàn Thanh niện, Hội Liên hiệp Thanh niên TP.HCM đăng ký thực hiện với lãnh đạo TP đang bước vào những phần việc quan trọng. Đây là một nội dung trọng tâm của Tháng thanh niên tại TP.HCM. Anh Bùi Tá Hoàng Vũ – Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội LHTN TPHCM cho biết, nếu nước sông Sài Gòn ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống của cả TP. Nguồn nước ngọt lúc nào cũng là mối quan tâm lớn của nhiều người. Với vai trò của những người trẻ, Đoàn và Hội LHTN thực hiện công trình này như một sứ mệnh thể hiện trách nhiệm với xã hội. Dự định này đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của lãnh đạo TP, sự đồng thuận của các sở ngành liên quan. Trong đó, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp chọn lựa loại cây trồng phù hợp, Sở Giao thông vận tải và Công an TP sẽ tăng cường các đội hình xử phạt vi phạm giao thông đường thủy, môi trường, Sở Tài nguyên - môi trường cung cấp các dữ liệu cho công tác tuyên truyền. Sau khi hoàn thành những phần việc đề ra, Thành đoàn và Hội LHTN sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan lập dự án trình lãnh đạo TP xem xét để tiếp tục công trình này với những phần việc chuyên sâu, lớn hơn. (Tuổi Trẻ 4/3/2010)
TPHCM: 44 nữ hoạ sĩ và điêu khắc tổ chức triển lãm
68 tác phẩm (gồm tranh, tượng, điêu khắc, gốm, phù điêu) của 44 họa sĩ nữ cũng vừa trình làng vào tối 1/3/2010 tại Hội Mỹ thuật TPHCM (số 218 Pasteur) để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3. Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM, họa sĩ Phạm Đỗ Đồng, chia sẻ: “Với triển lãm này, thêm một lần nữa hội tôn vinh lao động nghệ thuật của các chị. Các chị đã đóng góp một phần xứng đáng để xây dựng nền nghệ thuật, xây đắp xã hội và làm đẹp cho đời”. Chủ nhiệm CLB Họa sĩ nữ TPHCM, họa sĩ Nguyễn Thị Tâm, “bật mí” thêm: “Có nhiều thành viên của CLB vừa tham gia triển lãm này vừa “ém bớt” tác phẩm và tập trung sáng tác… để dành triển lãm dịp 30-4". (SGGP 4/3/2010)
Kiên Giang: Tổ chức thi ảnh nghệ thuật về thể dục thể thao
“Những khoảnh khắc đẹp về TDTT” là chủ đề cuộc thi ảnh chào mừng Đại hội TDTT tỉnh và toàn quốc - do Hội VHNT và Sở VHTTDL Kiên Giang phối hợp tổ chức – vừa được phát động. Các nhà nhiếp ảnh chuyên, không chuyên có thể gửi ảnh dự thi phù hợp chủ đề (các hoạt động liên quan đến TDTT ở Kiên Giang như tập huấn, thi đấu...) về Hội VHNT tỉnh (380 Nguyễn Trung Trực, TP.Rạch Giá), không hạn chế số lượng (nhận tác phẩm tới ngày 27.8.2010). Tổng giải thưởng cuộc thi là 30 triệu đồng với một giải nhất 5 triệu đồng. (Lao Động 4/3/2010)
Bà Rịa – Vũng Tàu: Phản biện 12 dự án xây dựng
Theo ông Nguyễn Ngọc Nguyện – Chánh văn phòng Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, trong năm 2009, Hội Xây dựng tỉnh đã đóng góp ý kiến trực tiếp và phản biện bằng văn bản cho 12 dự án quy hoạch xây dựng cơ bản, cấp thoát nước, kiến trúc và đầu tư trong lĩnh vực xây dựng. Hội cũng đã tham gia 3 hội đồng khoa học của tỉnh về xây dựng, quy hoạch, kiến trúc... và vận động hội viên đóng góp ủng hộ hơn 200 triệu đồng cho đồng bào miền Trung, Tây Nguyên khắc phục hậu quả thiên tai. (Đất Việt 4/3/2010)
Kon Tum: Trao 60 học bổng khuyến học cho học sinh người Xê Đăng
Ngày 3/3/2010, Hội Khuyến học tỉnh Kon Tum đã tổ chức trao học bổng cho 60 học sinh người Xê Đăng vượt khó học giỏi. Mỗi học bổng gồm 250.000 đồng và 10 quyển vở do Quỹ Học bổng Mai Vàng thuộc Hội Khuyến học Đông Du, TPHCM tài trợ. (Thanh Niên 4/3/2010)
12 tấn vàng nhập khẩu chính thức năm 2009
Theo ông Huỳnh Trung Khánh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam, chỉ có khoảng 12 tấn vàng được nhập khẩu chính thức vào Việt Nam năm 2009. Trong khi đó, nhu cầu giao dịch vàng ở thị trường Việt
Xuất khẩu rau quả bị thu hẹp thị trường
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 2 tháng vừa qua, rau quả Việt Nam chỉ xuất khẩu được sang 20 thị trường quốc tế, giảm 17 thị trường so với 2009. Hiện có 47 mặt hàng được xuất khẩu sang Mỹ nhưng sản phẩm chưa đa dạng nên kim ngạch xuất khẩu còn hạn chế. (Hà Nội mới 4/3/2010)
Sẽ có 20 tỷ USD đầu tư vào bất động sản
Theo Chi hội Bất động sản Du lịch Việt Nam (VnTPA), sẽ có khoảng 20 tỷ USD được đầu tư vào bất động sản năm 2010, chiếm 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng 20% so với 2 năm trước. (TBKTVN 4/3/2010)
Giá cao su ở mức cao
Theo Hiệp hội Cao su Việt
Nên thả nổi lãi suất cho vay ngắn hạn
Thông tư 07/2010/TT-NHNN về cho phép cho vay bằng VND theo lãi suất (LS) thỏa thuận có hiệu lực thực hiện gần một tuần nhưng phần lớn các ngân hàng thương mại (NHTM) đều đang tiếp tục “nhìn ngó nhau”. Ngược lại, các doanh nghiệp (DN) cũng chưa dễ vay được với LS thỏa thuận. Theo ông Nguyễn Chí Nguyện - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, cơ chế LS thỏa thuận này không mới, đã từng được áp dụng trong giai đoạn 2002-2008 nên các DN đã quen. Tuy nhiên, theo ông Nguyện, đã làm thì làm cho trót, NHNN nên thả nổi cả LS cho vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh. (SGGP 4/3/2010)
Việc xử lý hàng giả, hàng nhái chưa được quan tâm đúng mức
Theo ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, việc xử lý hàng giả, hàng nhái hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chế tài xử phạt đối tượng vi phạm về hàng giả, nhái lại quá nhẹ, dẫn đến số vụ vi phạm tăng nhanh. Chẳng hạn, những người sản xuất, buôn lậu rượu giả lãi hàng chục tỷ đồng sau mỗi thương vụ trót lọt, nếu phát hiện cũng chỉ phạt vài triệu đồng, nên chẳng ai sợ. Trên thực tế có những người làm hàng giả, hàng nhái sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để thu lợi. (Hà Nội mới 4/3/2010)
Tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nữ
Năm 2010, hệ thống dạy nghề thuộc Hội LHPN Việt Nam đặt chỉ tiêu dạy nghề cho 45.000 học viên, trong đó có hơn 6.300 người dân tộc thiểu số, đào tạo sơ cấp nghề cho 18.000 học viên. Đề án "Hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ giai đoạn 2010 - 2015" vừa được thông qua là tiền đề triển khai các chính sách lớn. Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy -
Số phận nông dân vẫn do người khác định đoạt
Tuy các bộ, ngành và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có nhiều động tác quan tâm tới nông dân. Nhưng khâu liên quan vấn đề sống còn của hàng triệu nông dân hiện vẫn cứ do những người "không ra ruộng" bàn tính mà quên mất rằng, những người biết rõ giá thành hạt lúa mình làm ra là bao nhiêu vẫn đứng ngoài phòng họp... Tuy nhiên, theo nhận xét cay đắng của một đại diện Hội Nông dân thì những động tác đó mới chỉ đưa nông dân “mon men” tới quyền lợi. Trong khi đó, khâu sống còn đặc biệt ở vụ lúa đông xuân – nguồn thu cho mưu sinh cả năm của người trồng lúa ĐBSCL - là định giá thành sản xuất thì vẫn do “người khác” quyết định. Đại diện UBND tỉnh An Giang (địa phương sản xuất lúa chủ lực của vựa lúa ĐBSCL) thì khẳng định chi phí sản xuất lúa của nông dân tỉnh là 2.740 đồng/kg nên muốn dân có lời 30% phải mua giá 4.200 đồng/kg chứ không phải 4.000 đồng mà VFA đang mua. Nhưng các nhà khoa học cho rằng cách tính giá thành lâu nay thiếu 2 phần quan trọng là công quản lý của chủ và tiền thuê đất. Nếu tính đủ thì chi phí sản xuất sẽ vượt qua mức 4.000 đồng/kg lúa. Còn VFA thì cho rằng, giá thành bình quân các địa phương chỉ 2.200 đồng/kg. Trong khi đó, Bộ Tài chính được Chính phủ giao nhiệm vụ phải công bố giá thành ngay từ đầu vụ làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tổ chức mua lúa cho người dân nhưng đến giờ này vẫn “im hơi lặng tiếng” nên Bộ Công Thương vội ủng hộ mức giá thấp so với các địa phương do VFA đưa ra... Theo GS Võ Tòng Xuân, nông dân là người làm tới 60% công việc trong chuỗi sản xuất-xuất khẩu gạo vẫn “đứng ngoài” phòng họp. Tiếng nói của Hội Nông dân, bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu nông dân trong chuỗi sản xuất - xuất khẩu gạo, hầu như chưa được chú ý. (Lao Động 4/3/2010)
Đáng lo ngại về khả năng Thái Lan và Trung Quốc chuyển nước ra ngoài lưu vực sông Mekong
Theo TS Tô Văn Trường - nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, thành viên Hội Đập lớn và nguồn nước Việt Nam, để ĐBSCL phát triển bền vững phải có cách tiếp cận tổng hợp, quản lý và khai thác nguồn nước theo lưu vực sông trên cơ sở hợp tác giữa các nước ở thượng lưu và hạ lưu.Trước những thay đổi của sông Mekong, để có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn, trước hết phải nắm rõ tình hình thực tế, về khả năng nguồn nước, tình trạng sử dụng nguồn nước trước mắt cũng như lâu dài của các nước trong lưu vực, chế độ vận hành các hồ chứa ở thượng lưu, chủ động xây dựng các kịch bản phát triển kể cả rủi ro, đề xuất các giải pháp thích ứng. Năm nay, mưa ít hơn trung bình nhiều năm, các nước thượng nguồn sử dụng nước nhiều hơn, cộng với tình trạng giảm sút diện tích rừng đầu nguồn và tích nước cho các hồ chứa thủy điện ở Trung Quốc càng làm cho tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn sâu hơn. Đáng quan tâm hơn cả là khả năng Thái Lan và Trung Quốc chuyển nước ra ngoài lưu vực sông