Bản tin nổi bật ngày 11/06/2009

Bế mạc Đại hội lần thứ 17 Hội Luật gia Dân chủ quốc tế: Thông qua tuyên bố Hà Nội.

Sáng 10/6/2009, tại Hà Nội, Đại hội lần thứ 17 Hội luật gia dân chủ quốc tế (IADL) đã bế mạc sau 5 ngày làm việc. Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã tới dự phiên bế mạc. Đây là địa hội đầu tiên của IADL được tổ chức tại Châu Á, do Hội luật gia Việt Nam đăng cai tổ chức với sự phối hợp của các Bộ, ban ngành có lieenquan của VN. Theo ban tổ chức, đại hội là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với vị thế của Việt Nam nói hcung, Hội Luật gia Việt Nam nói riêng với vai trò là nước chủ nhà, nhất là khi Việt Nam đang là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Đại hội đã bầu ban Thường vụ IADL khóa 17 với 27 thành viên, bà Jeanne Mirer (LS người Mỹ), Tổng thư ký IADL khóa 16 giữ chức Chủ tịch IADL khóa 17; ông Osamu Nikura (LS người Nhật), Phó tổng thư ký khóa 16 giữ chức Tổng thư ký IADL khóa 17; Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam Đào Trí Úc tiếp tục được bầu làm thành viên ban thường vụ IADL. Đại hội đã thông qua tuyên bố Hà Nội, trong đó có đoạn viết: “Tại Hà Nội- Thành phố vì hòa bình, chúng tôi tái khẳng định việc cam kết ủng hộ cuộc đấu tranh không mệt mỏi nhằm đạt được tất cả các mục tiêu đề ra với khẩu hiệu của IADL là “pháp luật phục vụ hòa bình”. Bà Jeanne Mirer- tân Chủ tịch IADL khẳng định: “ Tất cả các địa biểu đã bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với các nạn nhân của cuộc chiến tranh chất độc da cam/dioxin” và tái khẳng định yêu cầu đưa ra theo phán quyết của Tòa án lương tâm quốc tế ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin do IADL mới tổ chức gần đây, đòi chính quyền Hoa Kỳ và các công ty đã sản xuất vũ khí hủy diệt môi trường gây chết người phải bồi thường đầy đủ. ( Nhân dân 11/6/2009).

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Ban thường vụ Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế

Chiều 10/6/2009, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có buổi tiếp thân mật các thành viên Ban thường vụ Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL) vừa được bầu tại Đại hội IADL 17 ở Hà Nội do bà Jeanne Mirer người Mỹ - tân Chủ tịch IADL dẫn đầu. Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã cảm ơn IADL đã tổ chức Toà án Lương tâm Nhân dân Quốc tế và ra phán quyết yêu cầu bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và cải tạo môi trường tại các vùng nhiễm độc của Việt Nam. (Nhân Dân 11/6/2009)

Phát động giải báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long Hà Nội

Chiều 10/6/2009, Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ TTTT, UBND TP.Hà Nội và Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức phát động giải báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Ban tổ chức cho biết, tác phẩm dự giải là các tác phẩm báo chí được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày phát động giải (10/6/2009) đến ngày 19/8/2010. ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm dự giải từ ngày 2/1/2010 và hạn cuối cùng là 19/8/2010 tại địa chỉ “Tổ thư ký tổng hợp giải báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long- Hà Nội ; Hội nhà báo Việt Nam; 59 Lí Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội”. Giải thưởng sẽ được trao vào tháng 10/2010. Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 5 tác phẩm dự thi. Giải báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long- Hà Nội có 5 loại giải dành cho các tác phẩm báo in, báo hình, báo nói, ảnh báo chí và giải dành cho báo điện tử. Mỗi lọa giải cái 1 giải nhất, 5 giải nhì, 7 giải 3 và 10 giải khuyến khích. (Lao động 11/6/2009).

Xăng tăng giá thêm 1.000 đồng, cước taxi sẽ tăng thêm 10%

Sau 2 lần trì hoãn, sáng 10/6/2009 liên bộ Tài chính và Công thương đã chấp thuận cho phép tăng giá xăng dầu thêm 1.000 đồng/lít. Như vậy, giá xăng RON 92 tăng lên 13.500 đồng/lít. Trước tình hình này, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam đưa ra dự báo, giá cước taxi sẽ tăng khoảng 10%, vận tải hành khách và hàng hoá cũng sẽ tăng tối thiểu 7%. So với giá từ tháng 4/2009 đến nay, xăng đã tăng thêm 2.500 đồng/lít (20%), diezel tăng 1.500 đồng/lít (14%). Chi phí nhiên liệu hiện chiếm trên 30% giá thành vận tải nên việc tăng giá cước là đương nhiên. (Pháp luật TPHCM 11/6/2009)

Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm ra biển của Trung Quốc

Chiều 9/6/2009, ông Nguyễn Việt Thăng – Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam đã khẳng định, Hội Nghề cá Việt Nam phản đối những trường hợp bị phía nước ngoài lợi dụng lệnh cấm đánh bắt trên biển để thu giữ phương tiện, bắt giữ trái phép ngư dân Việt Nam. Bên cạnh đó, Hội khuyến cáo ngư dân vẫn khai thác bình thường trên vùng lãnh hải Việt Nam mà phía Trung Quốc phát lệnh cấm đánh bắt. Đây là những vùng biển không những thuộc chủ quyền của Việt Nam mà vốn đã là ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung. Trước đó, Hội Nghề cá Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ có biện pháp bảo vệ ngư dân. (Sài gòn Tiếp thị 10/6/2009)

VASEP sẽ kiến nghị các biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm từ các khâu đầu

Ngày 10/6/2009, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức hội nghị về xuất khẩu toàn ngành. Sau 10 năm liên tục tăng trưởng, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thụt lùi. Báo cáo của VASEP cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2009, cả nước xuất khẩu được gần 400.000 tấn, đạt giá trị hơn 1,3 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng và 9,4% về giá trị so với cùng kỳ 2008. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều hãng truyền thông nước ngoài liên tiếp đưa thông tin không chính xác về tình hình nuôi trồng thuỷ sản

tại Việt Nam. Dù rằng sau đó có được minh oan nhưng những thiệt hại vẫn là không nhỏ, Bà Nguyễn Thị Thu Sắc – Giám đốc Công ty TNHH Nam Hải, Chủ nhiệm uỷ ban hải sản của VASEP thì bức xúc về việc cơ quan kiểm nghiệm của ta chỉ quản lý được phần ngọn, còn các khâu từ nuôi trồng đến đánh bắt, thu mua, bảo quản, chế biến thì lại bị buông lỏng. VASEP đã thống nhất kiến nghị Chính phủ thực hiện một số biện pháp như quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất nguyên liệu, tăng cường bình ổn giá thức ăn chăn nuôi thuỷ sản, khuyến khích việc xã hội hoá các hoạt động kiểm soát vệ sinh an toàn tàu cá, cơ sở hậu cần nghề cá, trạm thu mua, sơ chế nguyên liệu nhằm nâng cao chất lượng thuỷ sản sau thu hoạch. (Thanh Niên 11/6/2009)

 

40% hộ nông dân phải vay lương thực

Đây là con số do Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam công bố tại hội thảo về ảnh hưởng của suy gianmr kinh tế đến người nghèo do Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội và chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức chiều 10/6/2009. Cũng qua khảo sát các tỉnh miền Bắc của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, số hộ nông dân phải vay tiền là 68,3%. Còn tham luận của ông Đặng Kim Sơn, viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, nhấn mạnh tình hình suy giảm kinh tế trong thời gian qua đã ảnh hưởng rõ rệt đến việc bán nông sản, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Qua các xã được khảo sát cho thấy có 14% số xã không bán được sản phẩm nông nghiệp và 36% số xã bán giảm giá. Trước những khó khăn của người nghèo, nhóm nghiên cứu thuộc Liên hiệp các hội KH&KT VN đề xuất Chính phủ cần sớm ban hành chuẩn nghèo mới để phù hợp với biến động kinh tế. Các nhà khoa học kiến nghị việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo phải kịp thời (Pháp luật 11/6/2009) .

 

 

Mỹ lùi thời hạn công bố quyết định cuối cùng về chống bán phá giá tôm của Việt Nam

Ngày 10/6, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cho biết, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định lùi thời hạn công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét chống bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh VN (giai đoạn từ 1/2/2007- 31/1/2008) đến ngày 28/7/2009, thay vì ngày 7/7/2009. (Thanh niên 11/6/2009).

Thừa Thiên- Huế: khai mạc Hội chợ làng nghề Việt Nam

Tối 10/6/2009, tại TP Huế đã khai mạc Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam năm 2009. Hội chợ diễn ra đến ngày 14/6/2009 với quy mô 200 gian hàng của các làng nghề, cơ sở sản xuất, nghệ nhân trong cả nước. BTC hội chợ trao giải thưởng cho 16 sản phẩm đạt giải trong hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ lần thừ VI- 2009, trong đó lồng chim cảnh “Thập nhị hoa giáp quần tiên” của nghệ nhân Đoàn Minh Căn đoạt giải nhất 10 triệu đồng. Ngoài ra, Bộ NN& PTNT phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Hiệp hội phát triển hàng thủ công mỹ nghệ tổ chức các buổi hội thảo khoa học về nghề thủ công truyền thống Việt Nam và nhiều hoạt động văn hóa- nghệ thuật dân gian. (SGGP 11/6/2009).

Đại hội Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Hải Phòng lần thứ 7

Ngày 10/6, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật TP Hải Phòng tổ chức Đại hội lần thứ 7 (nhiệm kỳ 2009- 2014) và kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập (1964-2009). Trong 45 năm qua, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng không ngừng phát triển về mọi mặt. Đến nay, hội đã có gần 500 hội viên của 9 hội chuyên ngành tham gia. Trong những năm tới, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật  Hải Phòng tiếp tục động viên các văn nghệ sỹ, trí thức đẩy mạnh các hoạt động sáng tác

nghệ thuật, sáng tác các tác phẩm có giá trị, chất lượng đạp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. (Nhân dân 11/6/2009).

Hai giống gà được công nhận “thương hiệu Việt”

Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam vừa cấp chứng nhận “thương hiệu Việt” cho 2 giống lúa gà ở Tiền Giang: Ga sao Hai  Lực của ông Trần Văn Lực, xã Bình Phan, huyện CHợ Gạo và gà ta Gò Công của HTX Chăn nuôi & Thủy sản, thị xã Gò Công. Hiện gà sao Hai Lực bán thịt với giá 120.000 đồng/kg, gà giống 50.000 đồng/con. Gà ta Gò Công bán gà thịt từ 50.000- 60.000 đồng/kg; gà giống bán giá 10.000 đồng/con. (Khoa học & Đời sống 11/6/2009).

Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức tập huấn cộng tác viên thông tin phía Nam

Trong các ngày 8 -10/6/2009 tại Cần Thơ, Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam đã tổ chức lớp tập huấn kỹ năng viết tin cho 26 học viên là các cán bộ đang công tác tại các liên hiệp hội khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Lớp học được tổ chức nhằm cung cấp kỹ năng viết tin cho bản tin của Liên hiệp hội và website www.vusta.vn. Trước đó, các lớp học tương tự đã được tổ chức cho các cộng tác viên miền Bắc và miền Trung. (Khoa học & Đời sống 11/6/2009)

TPHCM: Tôn vinh những người hiến máu tình nguyện

Ngày 10/6/2009, Hội Chữ thập đỏ TPHCM đã tổ chức hội nghị tôn vinh những người hiến máu tình nguyện. 6 tháng đầu năm, cả thành phố đã tiếp nhận 55.000 đơn vị máu, trong đó có 61 đơn vị máu hiếm để hỗ trợ cho các bệnh nhân mổ tim. (Tiền Phong 11/6/2009)

Thanh Hoá: SK Telecom đem nụ cười đến với trẻ thơ

Trong các ngày từ 6- 14/6/2009, tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, công ty SK Tenecom; Hiệp hội Bảo trợ nụ cười trẻ thơ Hàn Quốc (smile for children) và bệnh viện Quân đội 108 tổ chức chương trình “Phẫu thuật vì nụ cười trẻ thơ” năm 2009. Theo đó, với nguồn kinh phí khoảng 150.000 USD, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh hình mặt (sụp mi, hở hàm ếch, sẹo…) cho trên 200 em. Sau đợt phẫu thuật trên, tất cả các trang thiết bị kỹ thuật và vật tư y tế sẽ được chuyển giao lại cho Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. (Thanh niên 10/6/2009).

10.000 tấn cá tra, basa xuất khẩu sang Nga

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết trong tháng 6 này, các doanh nghiệp thủy sản đã ký hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Nga khoảng 5.000 tấn cá tra, cá basa. Trước đó, trong tháng 5 cũng đã ký hợp đồng xuất khoảng 5000 tấn cá tra, basa sang Nga, hiện chuyến hàng đầu tiên sau khi mở cửa trở lại thị trường này sẽ cập cảng trong vài ngày tới và chuyến thứ 2 cũng đang trên đường đi. Hiện có khoảng 30 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất cá tra, basa, còn lại là hàng khô, tôm, hàng chế biến. (Người lao động 11/6/2009).

Nhiều nhà máy chế biến tôm hoạt động cầm chừng

Tại hội nghị toàn quốc của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), ông Lê Văn Quang – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thuỷ sản Minh Phú đã cho biết, ngành xuất khẩu tôm Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu trong các tháng cuối năm. Hiện  tại, nhiều nhà máy đang phải hoạt động cầm chừng với 30% công suất. Nguyên nhân do giá tôm giảm mạnh cuối năm 2008 khiến người nuôi bị thua lỗ đã bỏ trống 30% diện tích. Tiếp

đó là thời tiết bất thường khiến tôm chết hàng loạt và người dân càng không mặn mà. Nhiều nơi, diện tích nuôi chỉ còn 20 – 30%. Theo VASEP, trong 5 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu tôm của cả nước đạt 53.300 tấn, đạt giá trị 441,1 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ 2008. (Tuổi Trẻ 11/6/2009)

Giải pháp hàng đầu cho Hội Nông dân là phải đào tạo cán bộ

Theo PGS TS Nguyễn Sinh Cúc – chuyên viên cao cấp của Tổng cục Thống kê, để nâng cao vai trò của tổ chức Hội nông dân các cấp thì cán bộ hội phải được đào tạo, tập huấn bài bản, Do đó, giải pháp hàng đầu là hoàn thiện, nâng cấp Trường đào tạo cán bộ của Trung ương Hội và xây dựng các trường đào tạo cấp vùng. (Hà Nội mới 11/6/2009)

Xuất khẩu ra quả mới chỉ chiếm 7% tổng sản lượng

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam những năm gần đây tuy có tăng nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong xuất khẩu nông nghiệp nói chung (2,5%) và chỉ chiếm khoảng 7% tổng sản lượng. Trong đó, lượng rau quả tươi chỉ chiếm 2,5%. (Hà Nội mới 11/6/2009)

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã không nắm được sản lượng và không dự báo giá

Theo như thú nhận của ông Trương Thanh Phong – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), chính tổ chức này đã không nắm được khối lượng gạo xuất khẩu. Vụ đông – xuân 2009 đã thu được 9,8 triệu tấn gạo và cân đối thì còn 3 triệu tấn để xuất nhưng sau khi thu mua đủ 3 triệu tấn thì không hiểu sao lượng gạo thừa vẫn còn rất lớn. Có lẽ việc nắm được sản lượng và dự báo thị trường là nhiệm vụ quan trọng nhất của VFA chứ không phải là cơ quan nào của Chính phủ. Tuy nhiên, một khi VFA chưa làm tốt được việc này thì hoàn toàn có thể liên kết với các cơ quan nghiên cứu  và các chuyên gia am hiểu thị trường. Tuy nhiên, họ đã không làm việc đó. (Sài gòn Tiếp thị 10/6/2009)

Xuất khẩu dệt may 2009 khó đạt mục tiêu

Đánh giá về tình hình xuất khẩu dệt may 5 tháng đầu năm 2009, ông Lê Quốc Ân – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, đây là lần đầu tiên xuất khẩu dệt may 5 tháng đầu năm tăng trưởng âm (- 1,8%). Dự kiến, nếu không có sự đột phá thì cả năm sẽ không đạt kim ngạch  9,13 tỷ USD như 2009. Số liệu của Bộ Công thương về nhập khẩu nguyên phụ liệu 5 tháng đầu năm cho thấy đã âm 10 – 20% so với cùng kỳ năm trước. Từ đó có thể dự báo kim ngạch xuất khẩu sẽ còn tiếp tục âm. Để thúc đẩy xuất khẩu dệt may 6 tháng cuối năm, VITAS đã đề ra 5 giải pháp:

  1. Doanh nghiệp cần chú trọng tiết giải mọi chi phí, duy trì khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới.
  2. VITAS sẽ linh hoạt hơn trong điều hành, sản xuất kinh doanh với các thị trường xuất khẩu và quan tâm đúng mức tới thị trường nội địa.
  3. Chú trọng nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, chăm lo đúng mức đến đời sống người lao động.
  4. Quan tâm đúng mức cho đầu tư sản xuất vải và nguyên phụ liệu nhằm từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá.
  5. Chú trọng hơn đến nghiên cứu thị trường, khách hàng, xu thế tiêu dùng, thời trang, hệ thống phân phối… nhằm đưa ra được định hướng phát triển tốt, giúp các doanh nghiệp  xây dựng được chiến lược đúng đắn. (TBKTVN 11/6/2009)

    Hà Nội: Lo 35.000 chỗ trợ miễn phí cho thí sinh

    Mùa thi 2009, Thành đoàn Hà Nội đặt mục tiêu lo được 35.000 địa chỉ giúp đỡ thí sinh ăn ở miễn phí tại nhà đoàn viên với khẩu hiệu “mỗi đoàn viên ít nhất một thí sinh”. Anh Ngọ Duy Hiểu – Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Hà Nội cho biết, chiến dịch đã phát động từ đầu tháng 5/2009 và đến nay đã thu hút hơn 1.000 cán bộ, đoàn viên thanh niên tự nguyện đăng ký. Thành đoàn Hà Nội cũng đã gửi một loạt công văn tới các tỉnh đoàn phía Bắc yêu cầu phối hợp nhưng rất tiếc là đến nay vẫn chưa có địa phương nào phúc đáp. Hạn cuối để đăng ký là ngày 25/6/2009 và theo tính toán của Thành đoàn thì mỗi quận, huyện có 200 – 500 địa chỉ là đạt yêu cầu. Con số đó chỉ cần riêng đội ngũ BCH các chi đoàn đáp ứng là đạt yêu cầu. Cái khó là vận động được các bậc phụ huynh vì không ít người có tâm lý e ngại cho người lạ vào nhà. Tâm lý e ngại đó cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, các đối tượng được trợ giúp đều phải có CMND kèm theo sự theo dõi của chính đoàn viên trong gia đình đó. Năm 2008, Thành đoàn Hà Nội đã vận động được 2.000 địa chỉ cho việc này và không có chuyện gì xảy ra. (Tiền Phong 11/6/2009)