Hội Nghề cá Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải bồi thường cho ngư dân
Ngày 14/12/2009, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã gửi văn bản tới Đại sứ quán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, phản đối phía Trung Quốc tái diễn bắt giữ tàu cá ngư dân Việt Nam. Công văn nêu rõ: Trong các ngày 7 và 8.12, khi đang hành nghề trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì 3 tàu cá của ngư dân xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), gồm: QNg 66398-TS của ông Dương Lúa, trên tàu có 14 lao động; QNg 66119-TS của ông Lê Văn Lộc, trên tàu có 15 lao động và QNG 96004-TS của ông Lê Tân, trên tàu có 14 lao động, đã bị lực lượng phía Trung Quốc bắt giữ và áp giải. Phía Trung Quốc đã cáo buộc tàu cá ngư dân Việt Nam vi phạm chủ quyền Trung Quốc và sử dụng chất nổ trái phép (phía Trung Quốc đã đưa những bao được cho là thuốc nổ trong kho của họ xuống tàu để quay phim, chụp hình, ép các ngư dân chép lại và ký vào biên bản có nội dung soạn sẵn). Sau đó, phía Trung Quốc đã thu giữ 2 tàu, cùng số cá mà ngư dân đánh bắt được, kể cả thiết bị, ngư cụ, nhiên liệu, tổng giá trị trên 2 tỉ đồng. Hội Nghề cá Việt Nam cực lực phản đối và lên án những hành động bắt giữ người, tịch thu, phá hoại tài sản của ngư dân...; cũng như đánh đập, ngược đãi ngư dân Việt Nam trong đợt tàu cá ngư dân tránh bão số 9 (Ketsana) trên đảo Trụ Cầu thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 28/9/2009. Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng, đây là những hành động đối xử thiếu nhân đạo, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng như Luật biển quốc tế, và đề nghị phía Trung Quốc phải chấm dứt ngay tình trạng này, không để lặp lại những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. (Thanh Niên 15/12/2009)
Chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ làm việc với Việt Nam về cá tra
Ngày 14/12/2009, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương đã có buổi làm việc với ông John Connelly - Chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ (NFI) cùng các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam về xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào thị trường Mỹ. 4 vấn đề lớn đã được bàn là: Xác định trọng lượng tịnh của sản phẩm; ngăn chặn chuyển hàng qua nước thứ ba để trốn thuế; thống nhất tên thương mại cho cá tra và nhăn chặn hành vi bơm hoá chất lưu giữ nước làm tăng trọng lượng tịnh. Ông John Connelly cho rằng, nếu Mỹ đưa cá tra, cá basa của Việt Nam vào loại cá da trơn và tiếp tục áp thuế thì không chỉ Việt Nam thiệt mà chính người dân Mỹ cũng bị thiệt. Ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, dưới áp lực của thuế chống bán phá giá hiện nay, chỉ có các doanh nghiệp được đặc cách áp dụng thuế suất thấp hoặc bằng không thì mới có thể xuất khẩu. Việt
Hơn 1.300 tỷ đồng phát triển thương hiệu cá tra
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Nội dung chính bao gồm việc hoạch định lại vùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cách thức xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất, xây dựng hệ thống thống kê và dự báo về tình hình sản xuất, tiêu thụ... Tổng vốn đầu tư cho đề án này dự kiến khoảng 1.340 tỉ đồng. Theo quy hoạch, việc nuôi cá tra chủ yếu ở khu vực ven sông Tiền và sông Hậu gồm các tỉnh thành Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp... với diện tích tối đa năm 2015 là 11.000ha và năm 2020 là 13.000ha. Các cơ sở nuôi cá tra mới sẽ có quy mô 10ha trở lên và phải nằm trong vùng sản xuất quy hoạch. Khuyến khích phát triển sản xuất đi đôi với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đề án có kế hoạch tổ chức lại các hộ nuôi cá tra theo mô hình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp tác. Và yếu tố quan trọng là thực hiện nguyên tắc nhà máy chế biến phải có vùng nguyên liệu, có trách nhiệm ký kết và thực hiện hợp đồng thu mua nguyên liệu với người nuôi. Năm nay, Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đưa ra dự báo xuất khẩu cá tra vào khoảng 1,3 tỉ USD, thấp hơn so với kim ngạch 1,48 tỉ USD trong năm ngoái. (Tuổi Trẻ 15/12/2009)
Lao động thanh niên yếu và ẩu hơn trung niên
Ngày 14/12/2009 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo về an toàn lao động đối với thanh niên công nhân. Trong 6 tháng đầu năm 2009, số vụ tai nạn lao động chết người ở thanh niên 18 – 30 tuổi chiếm đến 59,71%. Một cuộc khảo sát của Hội An toàn Lao động Việt
Xuất hàng sang Nga hạn chế ghi tiếng Anh
Ngày 14/12/2009, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng doanh nghiệp Việt-Nga và Công ty Kiểm toán - tư vấn về phát triển hệ thống kinh doanh (RBS) đã tổ chức buổi tọa đàm “Hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt sang Nga”. Theo ông Andrei Maximov - đại diện RBS, hàng thủy sản Việt được người Nga ưa chuộng nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại không tính đến yếu tố nước Nga rất rộng dẫn đến việc vận chuyển, đảm bảo hạn sử dụng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt. Người Nga ít sử dụng tiếng Anh trong khi nhiều sản phẩm của Việt
Chung tay vì một Hà Nội không khói thuốc lá
Chiều 14/12/2009, UBND TP Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội đã tổ chức họp Ban chỉ đạo sơ kết một năm triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường thực thi chính sách không hút thuốc lá trong công sở và nơi công cộng” ở Hà Nội. Trong năm qua, đã có hơn 700 cán bộ của ngành y tế, 400 cán bộ của ngành giao thông vận tải, học sinh của 180 trường PTTH và 170 trường THCS trên địa bàn… đã được tập huấn. Hơn 2000 sách, gần 2000 đĩa CD và hàng chục nghìn tờ phướn, biển logo… cổ động việc không hút thuốc lá cũng đã được phát tới tay người dân. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội, Phó trưởng ban chỉ đạo dự án Vũ Thị Hải thừa nhận, việc triển khai dự án vẫn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều yếu tố như: thói quen hút thuốc của người dân khó bỏ; vấn đề phòng chống thuốc lá chưa được TP ưu tiên; thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh; thiếu cơ chế và lực lượng thực thi và giám sát thực hiện chính sách… Vì thế, dự án chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Dự kiến trong năm 2010, dự án sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm cho các cơ quan, đơn vị của Thành phố, đặc biệt là các xã, phường, khối doanh nghiệp, các nhà hàng, khách sạn; phối hợp tuyên truyền với các cơ quan thông tấn, báo chí, thực hiện các phóng sự, quảng cáo; tổ chức các sự kiện lồng ghép với truyền thông không hút thuốc lá… nhằm nâng cao hơn nữa y thức thực hiện việc không hút thuốc lá trong nhân dân Thủ đô. Đặc biệt, Ban chỉ đạo dự án sẽ kiểm tra, giám sát môi trường của các đơn vị trên địa bàn. Những kế hoạch trên cùng với việc Quyết định 1315/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 được Ban chỉ đạo đánh giá là một bước thuận lợi để Hà Nội tiếp tục triển khai chính sách không hút thuốc lá trong công sở và nơi công cộng trên địa bàn thành phố, hướng tới Hà Nội không khói thuốc trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. (Hà Nội mới 15/12/2009)
Người Việt Nam đầu tiên nhận giải đặc biệt của SIIF
Theo Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), ông Hoàng Đức Thảo - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên thoát nước và phát triển đô thị Bà Rịa-Vũng Tàu (Busadco) là tác giả đầu tiên của Việt Nam được Hiệp hội Các doanh nghiệp sáng tạo Hàn Quốc trao tặng Cúp vàng đặc biệt và Bằng chứng nhận quốc tế tại Triển lãm Sáng tạo quốc tế (SIIF) 2009. Ngoài ra, Công ty Busadco còn nhận được HCV cho công trình “Nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng hệ thống hố thu nước mưa và ngăn mùi kiểu mới cho các đô thị ở VN” và công trình “Cụm tời máy nạo vét hệ thống thoát nước đô thị” được trao HCB. Triển lãm do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) của Liên Hiệp Quốc và Hiệp hội Các nhà sáng tạo quốc tế tổ chức từ ngày 3-7.12 tại Seoul, với 463 công trình khoa học xuất sắc của 30 nước như Pháp, Đức, Nga, Thụy Sĩ, Trung Quốc... tham gia. (Thanh Niên 15/12/2009)
Hôm nay, khai mạc Đại hội đại biểu Hội Mỹ thuật Việt Nam
Sáng 14/12/2009, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc phiên nội bộ tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội, thông qua các quy chế làm việc tại đại hội trong 3 ngày chính thức, từ 14 đến hết ngày 16/12/2009. Hôm nay 15/12/2009, Đại hội đại biểu Hội Mỹ thuật Việt Nam sẽ khai mạc với 551 đại biểu chính thức và gần 100 khách mời cùng đại biểu chỉ định. Đại biểu cao tuổi nhất là họa sĩ Trần Duy, SN 1920 và trẻ nhất là họa sĩ Nguyễn Huy Lộc, SN 1979. (SGGP 15/12/2009)
Hà Nội: Bàn giao nhà tình nghĩa cho nông dân nghèo ở huyện Ba Vì
Chiều 14/12/2009, Hội Nông dân thành phố Hà Nội và chính quyền xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì đã tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nông dân nghèo Phùng Văn Xuân ở thôn Bằng Tạ. Sau gần 2 tháng xây dựng, ngôi nhà của ông Xuân đã hoàn thành với số tiền đầu tư 45 triệu đồng, trong đó Hội nông dân các cấp hỗ trợ 22 triệu đồng. (Hà Nội mới 15/12/2009)
Nghệ An: Anh Kha Văn Tám được bầu làm Chủ tịch Hội LHTN tỉnh
Ngày 14/12/2009, Hội LHTN tỉnh Nghệ An đã tổ chức đại hội IV, nhiệm kỳ 2010 – 2014. Tới dự có anh Nguyễn Phước Lộc – Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt
Xuất khẩu cao su sẽ đạt 1,2 tỷ USD
Theo Hiệp hội Cao su Việt
Những chuyện trái khoáy trong làng mỹ thuật Việt Nam : Nhà công thành…vàng riêng
Trong một số tài liệu, những người có trách nhiệm ở Hội Mỹ thuật Việt
Hội Mỹ thuật Việt Nam hiện đang được Nhà nước giao quản lý và sử dụng 3 cơ sở: Tầng 3 - 51 Trần Hưng Đạo (làm văn phòng), Trung tâm Triển lãm 16 Ngô Quyền và Trung tâm Mỹ thuật Đương đại (TTMTĐĐ) tại 17 Thành Công. Trung tâm Triển lãm Ngô Quyền (TTTL NQ) tọa lạc trên một vị trí có thể nói là đẹp nhất nhì Thủ đô, được xây dựng hoàn toàn từ kinh phí Nhà nước cấp, với mặt bằng xây dựng khoảng 180m2, 4 tầng. Từ đầu những năm 90 thế kỷ trước, Hội MT đã cho tư nhân là chủ Gallery Lotus từ tận phía Nam ra thuê tầng 4 để làm Restaurant; sau một thời gian thì chuyển cho một tổ chức nước ngoài thuê suốt hơn chục năm nay. Các hội viên hầu như rất ít người biết đến sự có mặt của tầng 4. Riêng tầng 3, mỗi năm sử dụng vào việc trưng bày, triển lãm (tóm lại là dùng cho việc công) không quá 2 tháng, còn lại cho một cán bộ của Trung tâm thuê. Trên diện tích mặt bằng của Trung tâm là phần diện tích tầng 1 hai mặt tiền Ngô Quyền - Tràng Tiền thì hiện diện “Gallery Hương - Xuyên” là tên của vợ (Hương) và con gái (Xuyên) ông Nguyễn Bá Trạch Phó Giám đốc TTTL NQ. Còn tại TTMTĐĐ ngày 1-5-1996, ông Ngô Doãn Kinh - phó văn phòng T.Ư Hội đã ký hợp đồng cho thuê một gian sảnh tầng 1. Tiếp đó, ngày 24-2-2003, ông Chủ tịch Trần Khánh Chương có bút phê “Đồng ý” cho bà Lê Thị Kim Oanh - phó văn phòng Hội ký hợp đồng cho thuê tổng diện tích 88m2 với giá 2,5 triệu đồng mỗi tháng. Đáng lưu ý là tại địa điểm này, bà vợ ông Cồ Thanh Đam - Giám đốc NXB Mỹ thuật - cũng có được một vị trí thuận lợi. Trong hai khóa mà ông Trần Khánh Chương làm Chủ tịch 1999-2009, Hội MT đã thu về hàng tỷ đồng từ tiền cho thuê nhà và đất của Nhà nước. Chỉ riêng trong khóa VI, tiền thu được từ việc cho thuê tầng 4 TTTL NQ và TTMTĐĐ là hơn 682 triệu đồng. Qua thanh tra về việc cho thuê nhà đất tại TTMTĐĐ, ngành thuế đã ra quyết định xử phạt, truy thu tiền trốn thuế hơn 80 triệu đồng, nhưng đến nay Hội MT vẫn chưa nộp phạt.Còn số tiền cho thuê từ hơn 15 năm nay ở TTTL NQ có nộp thuế không, được chi tiêu ra sao chỉ một số ít người trong Hội biết. Cũng xin lưu ý thêm, một bộ phận khá đông trong số 1.500 hội viên xếp hàng có lẽ cả đời cũng khó tới lượt được triển lãm tranh bởi số diện tích còn lại của tầng 1 và tầng 2 dù có trưng bày kín cả năm tối đa cũng chỉ được không quá 50 triển lãm.Vậy nên, tác giả nào muốn mở triển lãm cá nhân phải ký hợp đồng với TTTL Ngô Quyền trước 3 tháng, rồi sau đó, phải nộp 6 triệu đồng/phòng tầng 1; 7 triệu đồng/phòng tầng 2?! Vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, Hội nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam(tên gọi cũ của Hội MTVN - PV) đã lập ra một “Ban Kiến thiết” với nhiệm vụ xin Nhà nước cấp đất để xây dựng trụ sở Hội và nhà trưng bày các tác phẩm kinh điển. Ngày 24-2-1986, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trương Tùng đã ký “Giấy sử dụng đất” trong đó cho phép Hội Nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam được sử dụng 3.000m2 để “Xây dựng trụ sở Hội”. Trong điều 3 của quyết định trên ghi rõ “Không được tự ý nhượng đất sử dụng cho cơ quan khác hoặc tư nhân. Không được thay đổi mục đích sử dụng công trình”. Sau khi có đất trong tay, Hội MT đã chuyển nhượng khoảng 1.000m2 cho Tổng Cty Xây dựng Công trình giao thông I. Số diện tích còn lại ngày càng teo dần, đến nay chỉ còn không quá 500m2. Ngoài việc tự ý nhượng đất cho cơ quan khác, Hội còn tự ý thành lập “Hội đồng phân phối nhà ở” (Khi Nhà nước đã xóa bỏ bao cấp về nhà ở - PV), tự ý ra quyết định phân phối nhà cho những người có “khó khăn về nhà ở”.
Mọi người đều có thể cảm thông với những ai thực sự “khó khăn về nhà ở” và bỏ qua cho sự sai trái của Hội. Nhưng riêng ba ông Nguyễn Bá Trạch (Phó Giám đốc TTTL Ngô Quyền), Cồ Thanh Đam (Giám đốc nhà xuất bản Mỹ thuật), Trần Khánh Chương (Chủ tịch Hội MT) thì không hề có khó khăn gì về nhà ở và ba ông đều tìm cách bán đi để kiếm lời. Cụ thể ông Chủ tịch Hội Trần Khánh Chương khi được phân phối 35,28m2 nhà ở thì ông đang ở tại 34 Trương Hán Siêu - Hà Nội. Điều đáng lưu ý là cũng tại Điều 3 trong Quyết định phân nhà ghi rõ “Quyết định này quy định ông Trần Khánh Chương là chủ sở hữu diện tích 35,28m2 nhà kể từ ngày nhận Quyết định, ông Trần Khánh Chương không có quyền sở hữu và sử dụng đất vào các mục đích khác”. Ông Chương đã viết một “Giấy ủy quyền” nội dung như sau: “Tôi là họa sĩ Trần Khánh Chương- phó Tổng thư (thiếu chữ: “ký” - PV) thường trực Hội Mỹ thuật Việt