Nghiêm cấm doanh nghiệp bán phá giá gạo
Chiều 24/2/2010, tại cuộc họp với các doanh nghiệp xuất khẩu, theo đánh giá của Hiệp hội Lương thực VN (VFA), giá lúa gạo trong nước hiện có xu hướng giảm, khiến nông dân đang thu hoạch lúa đông xuân lo lắng. Ngoài ra, nhiều khách hàng có nhu cầu mua gạo VN đang ép giá khiến các giao dịch xuất khẩu chậm lại. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới trong năm 2010 sẽ cao hơn năm 2009 nên VFA kiên quyết giữ giá gạo (gạo 5% tấm là 440 USD/tấn), đồng thời tích cực mua lúa gạo tạm trữ. VFA quyết định kể từ nay những doanh nghiệp nào giao dịch bán phá giá có thể bị cấm xuất khẩu. Ngoài ra, VFA giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp ngoài việc thu mua lúa gạo cho các hợp đồng xuất khẩu đã ký, còn phải mua thêm 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) tạm trữ trong hai tháng tới. Do hiện nay giá lúa ở các tỉnh phía
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề xuất tăng 30% giá than cho sản xuất điện
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ duyệt giá bán than cho ngành điện theo 2 bước như đã thực hiện với các ngành xi măng, giấy, phân bón với mức tăng 30% kể từ 1/3/2010. Giá than trong nước sẽ thấp hơn giá xuất khẩu 10%. Theo VEA, việc tăng giá tham sẽ không ảnh hưởng lớn đến ngành điện vì còn nhiều phần tăng khác không phải do than. (Tiền Phong 25/2/2010)
TPHCM: “Đóng khung thơ” trong nhà hát
Thay vì dựng lều, bạt, chiếu, thúng mủng… thơ ở công viên như mọi năm, hôm qua (24.2) Hội Nhà văn TPHCM được sự hỗ trợ của Hội Nhà văn VN đã tổ chức ngày thơ trong Nhà hát TP. Các nhà thơ lên sân khấu ngâm, diễn thơ, nhận hoa, không quên “gửi lời chào trân trọng đến quý vị khán giả” y như thí sinh trong cuộc thi hoa hậu. Sáng 24/2/2010, nhiều cây bút trẻ đã đến đọc thơ và giao lưu cùng độc giả. Nhiều nhà thơ vốn đang làm việc ở các báo lại ngượng ngùng không trả lời nổi những câu hỏi của những người dẫn chương trình. Một phần cũng bởi các MC vốn hay hỏi những câu “khó trả lời”, kiểu như “vốn quen làm thơ thể tự do, nay khi chuyển sang thể lục bát, anh có cảm giác gì không?”... Ngày thơ VN tại TPHCM năm nay có quy mô gấp 10 lần các kỳ tổ chức trước vì đây là hoạt động giới thiệu nền thơ VN 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ban tổ chức giới thiệu 25 nhà thơ tiêu biểu xuyên suốt chiều dài 1.000 năm lịch sử của dân tộc. Buổi sáng giới thiệu 15 gương mặt thơ trẻ: Ngô Liêm Khoan, Bùi Thanh Tuấn, Đỗ Thanh Vân, Chiêu Anh Nguyễn, Song Phạm, Lê Thùy Vân, Phan Trung Thành, Phương Lan, Nguyệt Phạm... (Lao Động 25/2/2010)
Xây dựng tiêu chuẩn thép quốc gia
Theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng đang cùng với VSA xây dựng tiêu chuẩn quốc gia với một số mặt hàng ngành thép, trong đó chủ yếu là thép tấm, thép cuộn và thép cán nguội để hạn chế nhập khẩu. Vẫn theo ông Cường, sức tiêu thụ thép trên thị trường đang tăng trở lại sau thời gian nghỉ Tết. Tuy nhiên, tỷ giá cao trong những ngày qua khiến chi phí sản xuất tăng đáng kể và Tcty Thép miền Nam vừa đề xuất tăng giá thêm 150.000 đồng/tấn. (Tiền Phong 25/2/2010)
Hà Nội: Nhiều hoạt động của giới mỹ thuật hướng về đại lễ 1.000 năm
Theo PGS-TS Nguyễn Đỗ Bảo - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội, trong năm 2010, các hội viên của hội sẽ tham gia 2 triển lãm đặc biệt. Triển lãm mỹ thuật của 5 cố đô ở VN với sự phối hợp tổ chức của TP.Hà Nội, TP.Huế, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, tổ chức tại đất tổ Hùng Vương vào tháng 4.2010; triển lãm mỹ thuật chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội có quy mô toàn quốc, với sự phối hợp tổ chức của Bộ VH-TT-DL, Ủy ban toàn quốc các Hội VHNT Việt Nam và UBND TP.Hà Nội, khai mạc ngày 1.10 tại Trung tâm triển lãm VHNT VN (số 2 Hoa Lư, HN). Cũng trong năm nay, Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức một số trại sáng tác tại Cao Bằng, Nghệ An, Đà Lạt và dự kiến còn diễn ra tại TP.Huế và Phan Thiết - nơi ghi dấu ấn những hoạt động thời trẻ của Bác Hồ. Các chuyến đi thực tế của hội viên cũng sẽ được thực hiện ở các huyện: Ba Vì, Thường Tín, Thanh Oai và thị xã Sơn Tây cùng một số khu vực ở tỉnh Bắc Ninh. Cuốn sách “Về mỹ thuật Hà Nội thế kỷ XX” hiện đang được xúc tiến thực hiện. (Lao Động 25/2/2010)
Thừa Thiên - Huế: Phát triển du lịch ở đầm phá ven biển
Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Thừa Thiên - Huế đang triển khai dự án “Phát triển du lịch ở đầm phá ven biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và giảm nghèo”. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân sở tại và phát triển du lịch sinh thái. Dự án được triển khai từ tháng 8/2009 đến tháng 7/2010. (Khoa học & Đời sống 25/2/2010)
Quảng Bình: Các tổ chức quốc tế cứu trợ 300 tấn gạo
Cộng đồng Nhân đạo Châu Âu (ECHO) thông qua Hội chữ thập đỏ Hà Lan, Đức và Việt Nam đã hỗ trợ 300 tấn gạo trị giá 2,5 tỷ đồng nhằm giúp đỡ người nghèo tỉnh Quảng Bình ổn định cuộc sống sau Tết trong đợt giáp hạt. Sẽ có 15 xã của 3 huyện nghèo với gần 71.400 người được trợ cấp từ chương trình này. Ngoài ra, ECHO còn hỗ trợ gần 1 tỷ đồng để người nghèo mua giống, phân bón, bình lọc nước... (SGGP 25/2/2010)
Hồ tiêu và điều giảm giá
Theo Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), giá tiêu xuất khẩu cũng giảm khoảng 100 USD/tấn so với tháng 1. Hiện đang vào vụ thu hoạch tiêu 2010, giá tiêu xô trong nước ở mức 40.000 đồng/kg, loại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 43.000 đồng/kg. Trong khi đó, theo Hiệp hội Cà phê cacao VN (Vicofa), giá cà phê trong nước giảm còn 22.500 đồng/kg, thấp nhất trong vòng tám tháng qua. Giá cà phê xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước giảm chỉ còn 1.160 USD/tấn. Ông Nguyễn Đức Thanh, phó chủ tịch Hiệp hội Điều VN (Vinacas), cho biết hiện đang vào vụ điều của VN, Tây Phi và sắp tới là Ấn Độ, nguồn cung dồi dào nên các khách hàng nhập khẩu cũng chưa tích cực mua hàng mà đợi chờ mặt bằng giá mới. Ông Trần Đức Tụng, chánh văn phòng VPA, cũng cho rằng cuối năm 2009 xuất khẩu nông sản được giá, các doanh nghiệp ào ạt bán nên nguồn dự trữ của các nhà nhập khẩu hiện nay khá dồi dào, họ chưa muốn ký hợp đồng mới. Ngoài ra, theo ông Đỗ Hà
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu điều nhân
Hiệp hội Ðiều Việt Nam cho biết, từ năm 2006 đến nay, ngành điều Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới trong việc xuất khẩu điều nhân (vượt qua Ấn Ðộ) với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng, từ 504 triệu USD năm 2006 tăng lên 920 triệu USD năm 2008. Riêng năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 850 triệu USD. Với sự đầu tư máy móc thiết bị, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ đạt 1 tỷ USD. Bình Phước là địa phương có diện tích điều lớn nhất nước với gần 200 nghìn ha (45% diện tích điều cả nước). Năng suất bình quân đạt từ 1,5 đến 2 triệu tấn/ha. (Nhân Dân 25/2/2010)
Hà Nội: Nên làm đường trên cao ở vành đai 3 và 4
Về dự án làm đường trên cao của Hà Nội, KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho biết, có một bài học nhãn tiền tại Thái Lan đã thất bại vì không tính hết các yếu tố xung quanh. Hà Nội không nên làm đường trên cao từ vành đai 2 được vì không thể đi qua nóc nhà dân và di tích quốc gia với gần 1.000 di tích. Một vấn đề nữa là đường trên cao sẽ liên kết với mặt đất như thế nào? Vì thế, nên xây dựng đường trên cao ở các vành đai 3 và 4. Phải tính toán một cách khoa học trong việc liên kết với mặt đất thì mới khả thi. (Khoa học & Đời sống 25/2/2010)
Chưa thể coi thị trường xăng dầu Việt Nam là cạnh tranh thực sự
Theo bà Phạm Chi Lan – nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mặc dù cả nước hiện có tới 11 doanh nghiệp đầu mối về kinh doanh xăng dầu nhưng chỉ riêng Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã chiếm tới 60% thị phần. Trong khi theo quy định thì một doanh nghiệp nắm 35% thị phần đã là chi phối. Vì thế, chỉ cần Petrolimex tăng hoặc giảm giá thì các doanh nghiệp khác phải chạy theo. Do vậy, chưa thể coi thị trường xăng dầu Việt
Giảm chi tiêu công để chặn lạm phát
Đó là một giải pháp mà ông Cao Sỹ Kiêm - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
- Độ trượt của chính sách kích thích kinh tế, tăng trưởng tín dụng lên 37% của năm vừa qua sẽ rơi vào quý 1 và quý 2 năm nay.
- Giá thế giới đang điều chỉnh, ví dụ như dầu, thép, nhựa, phân bón..., nghĩa là nguyên liệu sẽ tăng giá.
- Những yếu tố như điều chỉnh tỉ giá, tăng giá xăng, tăng giá điện.
- Những vấn đề đã có lâu nay như bội chi ngân sách, chỉ số ICOR cao...
Như vậy đòi hỏi trong điều hành kinh tế phải hết sức linh hoạt, liều lượng và sự phối hợp giữa các chính sách phải hợp lý để vừa phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời phải ngăn chặn lạm phát cao trở lại. Ở đây có sự mâu thuẫn, muốn “kích” kinh tế lên thì phải “bơm” tiền ra, mà như vậy sẽ gây áp lực lạm phát. Có hai yếu tố quan trọng là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều chỉnh. Về chính sách tiền tệ, chúng ta đã có những biện pháp xử lý mạnh như nâng dự trữ bắt buộc, phát hành trái phiếu, hạn chế cho vay... Trong lúc này, những yếu tố về tỉ giá, về lãi suất đang giăng mắc rất nhiều và chúng ta cũng “khai thác” những công cụ này nhiều rồi. Vì vậy, nên chú trọng đến chính sách tài khóa. Có hai việc cần làm: thứ nhất là cải thiện chỉ số ICOR, thứ hai là chi tiêu công. Phải đồng thời giảm bội chi ngân sách và tiết kiệm trong chi tiêu của Chính phủ. (Tuổi Trẻ 25/2/2010)