Vedan không chấp nhận kết quả khảo sát của Viện Môi trường và Tài nguyên
Ngày 7/12/2009, Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP.HCM) và đại diện các sở, ngành, Hội Nông dân Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM đã làm việc với Công ty Vedan Việt Nam để tìm “tiếng nói chung” về mức độ, phạm vi và diện tích nuôi trồng bị ô nhiễm vì Vedan xả thải ra sông Thị Vải. Theo khảo sát của Viện Môi trường và Tài nguyên, mức độ ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra chiếm 90%, các nhà máy khác chỉ chiếm 10%. Các chuyên gia của Viện khẳng định kết quả khảo sát trên là khách quan, có cơ sở khoa học dựa trên các thiết bị chính xác, tiên tiến.Tuy nhiên, đại diện các sở, ngành cho rằng các chuyên gia chỉ khảo sát ở tầng nước mặt, trong khi lớp đáy bùn vẫn có thể bị ô nhiễm nhưng chưa có đánh giá. Ông Nguyễn Văn Phụng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM, nói: Theo kết quả nghiên cứu của Viện, chỉ có xã Thạnh An, huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng trong khi trước đó hàng trăm người dân Cần Giờ có đơn thư khiếu nại. Đại diện của Vedan cho rằng việc lấy mẫu nghiên cứu vào thời điểm không có mưa khiến mức độ ô nhiễm cao và Vedan cũng “chưa hiểu” những con số do Viện đưa ra. Kết quả nghiên cứu của Viện thực hiện trong tháng 2/2008 trong khi Công ty Vedan bị phát hiện xả thải là tháng 9/2008 là chưa phù hợp nên cần xem lại toàn bộ quy trình khảo sát, đánh giá thiệt hại. Đại diện Công ty Vedan cho biết là chưa ký vào biên bản vì cho rằng phương pháp nghiên cứu, số liệu đầu vào và đầu ra cũng như đối tượng và phạm vi thiệt hại chưa thuyết phục. Vị này khẳng định: Phạm vi ảnh hưởng thực tế do Vedan gây ra nhỏ hơn nhiều. (Pháp luật TPHCM 8/12/2009)
Tiến tới đại hội IX Hội Nhà báo Việt Nam
Ngày 7/12/2009, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành khóa VIII nhằm thảo luận, đóng góp xây dựng và hoàn chỉnh dự thảo lần 4 Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015, dự kiến diễn ra vào tháng 8/2010. Gần 20 ý kiến đóng góp tại hội nghị cơ bản thống nhất với các nội dung chính của Dự thảo Báo cáo lần 4. Trong 5 năm qua, tình hình báo chí đất nước có nhiều biến động. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, quảng cáo giảm sút, nhiều tờ báo số phát hành giảm, một số tờ báo phải thu hẹp khổ, bớt kỳ; thu nhập của hội viên nhà báo cũng bị ảnh hưởng... Để Hội Nhà báo Việt Nam phát huy vai trò và vị thế của nền báo chí cách mạng, các ý kiến tại hội nghị đã đề xuất Hội Nhà báo Việt Nam cần khẳng định và nêu cao hơn nữa tính phản biện xã hội của báo chí; cần làm rõ nét hơn vai trò của các cấp hội nhà báo cơ sở. Sự tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện như ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, khắc phục thiên tai bão lũ... là một hoạt động nổi bật của báo chí thời gian qua, cho thấy nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của nhà báo được đề cao. Vì thế, một số nhà báo kiến nghị cần có chương mục tổng kết riêng về công tác này.
Tổng kết hội nghị, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Đinh Thế Huynh đã tiếp thu các ý kiến đóng góp và nhấn mạnh tính chất diễn đàn dân chủ xã hội của báo chí cần được khẳng định rõ hơn. Tiếp sau hội nghị, bản dự thảo Báo cáo Chính trị sẽ được trình, thảo luận và tiếp thu ý kiến tại tất cả các đại hội Hội Nhà báo các cấp trong cả nước vào cuối năm 2009, đầu năm 2010. (Hà Nội mới 8/12/2009)
Chia sẻ kinh nghiệm về bảo lãnh tín dụng
Ngày 7/12/2009, Bộ Tài chính cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Mỹ (SBA) đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về bảo lãnh tín dụng. Các chuyên gia của SBA đã chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến vai trò của Chính phủ trong việc tạo dựng hành lang pháp lý để bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các quy trình thẩm định hồ sơ, thẩm định quyền giải ngân và đưa ra những khuyến nghị dành cho Việt
Nhà khoa học nước ngoài tìm hiểu khảo cổ Thanh Hóa
Trong hai ngày 6 và 7/12/2009, hơn 60 nhà khoa học vừa tham dự Đại hội Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) lần thứ 19 đã cùng các nhà khoa học của Viện Khảo cổ học Việt Nam tham quan các di chỉ khảo cổ ở Thanh Hóa. Đoàn đã đi thăm Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, Bảo tàng cổ vật tư nhân Hoàng Long, thăm cuộc khai quật Nam Giao (Thành nhà Hồ) và di chỉ hang Con Moong. Phó Giáo sư Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học) cho biết, việc đưa các nhà khoa học nước ngoài về Thanh Hóa lần này một mặt để họ được đi thực tế, tham quan những di chỉ khảo cổ cụ thể (đàn tế Nam Giáo và hang Con Moong), giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về khảo cổ Việt Nam. (Hà Nội mới 8/12/2009)
Xúc tiến đầu tư khu vực Mekong
Tại cuộc họp báo ngày 7/12/2009, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ phối hợp với Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào - Campuchia tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư vào khu vực Mekong với chủ đề “Hướng tới một khu vực đầu tư Mekong năng động” vào ngày 10/12/2009 tại TPHCM. Hội thảo là cơ hội để các doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp cận thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư trong khu vực; các chính sách ưu đãi của chính phủ các nước đối với thu hút nguồn vốn đầu tư từ các đối tác là các nước đang phát triển... Hội thảo sẽ có các tham luận về môi trường chính sách đầu tư khu vực Mekong; định hướng và chính sách thúc đẩy hợp tác đầu tư của Nhật Bản đối với khu vực; chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hạ tầng, phát triển nguồn lực... (Người Lao Động 8/12/2009)
25 doanh nghiệp tham gia bình chọn website thương mại điện tử
Chiều 7/12/2009, Sở Công thương TP.HCM cho biết đã có 25 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình chọn “Website và dịch vụ thương mại điện tử được người tiêu dùng ưa thích nhất” năm 2009. Đây là chương trình do Sở Công thương và Văn phòng phía
Bình Dương: Ra mắt Hội Doanh nghiệp Đồng hương An Lão
Hội Doanh nghiệp đồng hương An Lão (Bình Định) vừa ra mắt tại Bình Dương ngoài việc giúp đỡ nhau làm ăn còn trích một phần lợi nhuận để chăm lo đời sống công nhân, sinh viên, người hoạn nạn. Kế hoạch trong tháng sau của hội là vận động các bạn công nhân trong mỗi doanh nghiệp thành viên đi học nâng cao trình độ, trao học bổng và tư vấn cho công nhân cách vay vốn đi học, hỗ trợ vé xe về quê ăn tết cho công nhân khó khăn. (Tuổi Trẻ 8/12/2009)
Giới thiệu chương trình hợp tác đào tạo với Hoa Kỳ về quản lý dự án xây dựng
Ngày 11/12/2009 tại Hà Nội, Tổng hội Xây dựng Việt
Lại một giải thưởng “cuội”
Lễ trao giải thưởng “Vì sức khỏe người Việt” cho trên 160 cá nhân và tập thể diễn ra tại Nhà hát lớn (Hà Nội) hôm 16/8/2009 được truyền hình trực tiếp. Nhưng trước đó, ngày 13/8/2009, Viện Khoa học hình sự (Tổng cục Cảnh sát) đã có văn bản thông báo con dấu của T.Ư Hội Tổng hội Y học VN và chữ ký ông Phạm Song - Chủ tịch Tổng hội - trên công văn đính chính về hạn chót nộp hồ sơ đăng ký tham dự giải thưởng và ngày diễn ra lễ trao giải là giả. Trong hồ sơ được các “tiếp thị viên” gửi tới các cá nhân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm việc trong lĩnh vực sức khỏe, giải thưởng “Vì sức khỏe người Việt” do Bộ Y tế chỉ đạo, ban tổ chức là Tổng hội Y học VN, đơn vị thực hiện là Trung tâm Truyền thông và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Công ty cổ phần truyền thông và tiếp thị Ngôi Sao, Công ty truyền thông Đông A, các đơn vị và cá nhân nhận giải sẽ được nhận cúp và bằng chứng nhận do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu ký. Thế nhưng bằng chứng nhận mà trên 160 cá nhân, tổ chức nhận được tại lễ trao giải chỉ là một tấm giấy in màu, không có tên cơ quan đứng ra tổ chức chương trình, không có bất cứ con dấu và chữ ký nào của người có trách nhiệm. Một tuần sau, để “chữa cháy”, những người nhận giải được cấp giấy chứng nhận có chữ ký, có con dấu nhưng là chữ ký của ông Phạm Song và con dấu của một công ty cổ phần truyền thông và tiếp thị! Trong hồ sơ mời dự giải, phần mục đích có cho rằng giải thưởng là sự đánh giá, xếp hạng có hệ thống các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành y - dược tại VN, tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhưng trong danh sách 78 doanh nghiệp đoạt giải, có cả một cơ sở xay bột cho trẻ em, một công ty cổ phần thiết kế và đầu tư xây dựng, một doanh nghiệp sản xuất khẩu trang... Thậm chí một doanh nghiệp có sai phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, mới bị thanh tra Sở Y tế Hà Nội xử phạt cũng có tên trong danh sách đoạt giải (!). Về sự việc này, ông Trần Hữu Thăng - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Tổng hội Y học VN - nói đây chính là kết quả của sự hỗn loạn các giải thưởng, đã có những người mượn danh “trao giải” vì lợi ích kinh tế. (Tuổi Trẻ 8/12/2009)
Những nỗi ưu tư của các nghệ sĩ TPHCM trước thềm đại hội VII Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam
Hôm nay 8/12/2009, Đại hội Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam lần VII, nhiệm kỳ 2009 – 2014, khai mạc tại Hà Nội, với sự tham dự của 500 đại biểu là các nghệ sĩ lão thành, NSND, NSƯT, nghệ sĩ trẻ đến từ mọi miền đất nước. Trước thềm đại hội, Đạo diễn – NSƯT Trần Ngọc Giàu, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM cho biết, thời gian qua Hội chưa tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về thực trạng cũng như định hướng phát triển sân khấu trong tương lai. Vì thế, tôi ước mong trong nhiệm kỳ mới, hội sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến đóng góp, cũng như tập hợp sức mạnh trí tuệ của tập thể để đẩy mạnh việc phát triển sân khấu.
Bên cạnh đó, vấn đề lý luận phê bình nghệ thuật cũng cần quan tâm, bồi dưỡng nhiều hơn nữa. Bởi đây là một lực lượng có tác động rất lớn đến đời sống và sự phát triển của sân khấu. NSƯT Thanh Thanh Tâm thì bày tỏ mong muốn là Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt
Chính con người đang tạo ra “Ngày tận thế”
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải – chuyên gia ở Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người (Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam), sự khai thác và tàn phá thiên nhiên của con người đã và đang dẫn đến những biến đổi lớn về khí hậu của trái đất. Nếu tốc độ cứ tiếp tục gia tăng thì ngày tận thế tất phải xảy ra. Tất nhiên là nó không phải vào ngày 21/12/2012 như những lời đồn đại. (Khoa học & Đời sống 8/12/2009)
Duy trì sàn vàng góp phần giảm nhập siêu
Theo ông Huỳnh Trung Khánh - Cố vấn Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, Trong 20 năm qua, nhà nước đã cho phép thị trường vàng hoạt động nhưng chủ yếu là kinh doanh vàng vật chất (vàng ký, vàng miếng). Và hàng năm, nhu cầu nhập khẩu vàng vật chất của nước ta trung bình khoảng 60-70 tấn. Điều này khiến chúng ta phải tiêu tốn một lượng ngoại tệ khá lớn khi giá vàng ngày một tăng cao (hiện nay khoảng 35 triệu USD/tấn). Do đó, việc kinh doanh vàng trên tài khoản là cần thiết để vừa giảm bớt lượng vàng vật chất nhập khẩu hàng năm và góp phần giảm nhập siêu. Hiện nay, một số các ngân hàng thương mại (NHTM) đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản với các ngân hàng nước ngoài để có thể đối ứng trạng thái mua bán vàng của mình trong nước nhằm giảm thiểu rủi ro về trạng thái kinh doanh khi giá vàng thế giới biến động. Do đó, các ngân hàng này có thể tổ chức các sàn giao dịch vàng để nhận lệnh mua bán của các NĐT theo cung cầu của thị trường trong nước, đồng thời cũng bám sát được biến động của giá vàng thế giới. Số dư mua hoặc dư bán trong ngày của sàn giao dịch vàng sẽ được đối ứng trực tiếp thông qua các ngân hàng nước ngoài. Như vậy, các NHTM quản lý sàn giao dịch vừa có thể khớp giá vàng giao dịch trên sàn sát với giá vàng thế giới vừa không bị rủi ro về trạng thái, đồng thời vẫn có thể cung cấp giá giao dịch tốt (sát với giá thế giới) cho các NĐT. Cách làm này sẽ đảm bảo lợi ích của các NĐT và các đơn vị kinh doanh vàng trong nước. (SGGP 8/12/2009)
Thời đại CNTT đòi hỏi chúng ta phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm
Theo TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) trực thuộc Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, bước vào thời đại CNTT khi mà máy vi tính, mạng Internet, ĐTDĐ trở nên phổ biến thì tác động của nó đến xã hội đã trở nên rất lớn và tạo ra những thay đổi mang tính bước ngoặt. Muốn hay không, rất nhiều thứ không còn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta nữa. Sức mạnh của CNTT cùng kéo theo sự nguy hiểm ở chỗ đó nếu chúng ta không xây dựng được bản lĩnh cho mình, xây dựng những phương pháp, kỹ năng để làm chủ cuộc sống, chế ngự công nghệ… theo nghĩa là người tạo ra nó chứ không phải là rơi vào cái bẫy của nó. Bà cũng đề cập là chúng ta đã đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc để phát triển CNTT nhưng ngược lại thì chúng ta đã đầu tư cái gì và đến đâu để cho chính con người của chúng ta có thể đón nhận và sử dụng một cách hữu ích với những gì mà CNTT và Internet mang lại? Theo bà, Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường với những chương trình lớn của ngành giáo dục là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, thời đại CNTT đòi hỏi chúng ra phải thay đổi hoàn toàn nếp nghĩ, cách làm. Những chương trình giảng dạy nói chung và tin học nói riêng vẫn còn giáo điều, cứng nhắc, không khuyến khích sáng tạo, đã thực sự lạc hậu và trở nên không hiệu quả trong đào tạo. Đây chính là lúc mà ngành giáo dục phải nhìn lại chính mình và đổi mới bản thân trong thời đại CNTT. Suy cho cùng, KHCN phát triển nhờ ai, vì ai nếu không phải là nhờ con người và vì con người. Nếu muốn phục vụ con người tốt hơn, hay nói cách khác, muốn các phát minh KHCN được ứng dụng rộng rãi, người làm KHCN không thể thiếu kiến thức về con người và các mối quan hệ của họ. Riêng về Đề án tăng tốc đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về CNTT mà Bộ TTTT đang xây dựng, Bà cho rằng, việc lấy ý kiến đóng góp cho đề án rất cần được thực hiện một cách rộng rãi với nhiều đối tượng khác nhau và cần có nhiều diễn đàn cả trên mạng và hội nghị, hội thảo để trực tiếp thảo luận với đủ thời gian cần thiết. Vì thế, Bộ TTTT cần tạo ra một bầu không khí dân chủ, cởi mở cho những ý kiến đóng góp, không áp đặt quan điểm của mình. Mọi sự phát triển như mong muốn chỉ có thể đạt được khi chúng ta giải quyết được yếu tố con người. Con người ở đây không chỉ là nguồn nhân lực cho phát triển và ứng dụng CNTT mà chúng ta vẫn đề cập mà con người còn với tư cách là nguồn tiêu thụ, nguồn kích thích sáng tạo và động lực thúc đẩy sự phá triển của KHCN. Hiểu cuộc sống và nhu cầu của con người ngày hôm nay, dự báo được những thay đổi xã hội trong tương lai - đó chính là những yếu tố làm nên sự thành công của CNTT. (Phụ nữ Việt