Bước tiến khoa học của Việt Nam với công nghệ sơn Nano từ vỏ trấu

Mới đây tại Forest City, Malaysia, Tập đoàn Sơn Kova tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về “công nghệ Sơn Nano Kova từ vỏ trấu - Công nghệ mang tính đột phá” của PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè. Hơn 100 đại biểu đến từ nhiều nước: Singapore, Cambodia, Indonesia, Mỹ, Australia và Việt Nam đã đến tham dự Hội thảo.

Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh tặng hoa cho PGS.TS Nguyễn Thị Hòe.

Mới đây tại Forest City, Malaysia, Tập đoàn Sơn Kova tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về “công nghệ Sơn Nano Kova từ vỏ trấu - Công nghệ mang tính đột phá” của PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè. Hơn 100 đại biểu đến từ nhiều nước: Singapore, Cambodia, Indonesia, Mỹ, Australia và Việt Nam đã đến tham dự Hội thảo.

Sau 20 năm, Tập đoàn sơn KOVA đã vươn ra thị trường quốc tế và đặc biệt thành công tại Singapore. Hiện KOVA có trên 10 công ty thành viên với 12 nhà máy ở 07 quốc gia.

Sản phẩm sơn chống đạn và chống cháy được làm từ vỏ trấu.

Bên cạnh đó, từ năm 2002, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè đã sáng lập Qũy Giải thưởng KOVA để hỗ trợ cho các nhà khoa học, các tấm gương sống đẹp và sinh viên trên khắp cả nước. Năm 2005, Bà được chọn vào danh sách 1.000 phụ nữ đề cử cho giải Nobel Hoà Bình thế giới.  Bà còn là Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam.

Tại Hội thảo lần này, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè đã giới thiệu cơ chế khoa học của từng loại sơn đặc biệt. Theo đó, từ vỏ trấu, sản phẩm Silicate NANO tách ra được dùng để tổng hợp Colloidal, là một chất kết dính, bóng, bền với ánh sáng, tia cực tím, kháng nước, chống nóng, chống cháy với độ cứng tuyệt vời. Bằng việc biến tính Colloidal để ứng dụng vào lĩnh vực chất phủ, các sản phẩm NANO đi từ vỏ trấu do đó có chất lượng cao hơn so với đi từ vật liệu khác.

Toàn cảnh hội thảo.

Dựa trên công nghệ NANO từ vỏ trấu, KOVA đã ứng dụng sản xuất các dòng sơn đặc biệt như: Sơn tự làm sạch, Sơn đá nghệ thuật, Sơn chống cháy, Sơn kháng khuẩn và cả Sơn chống đạn. Công nghệ hiện đang đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ. Các sản phẩm từ gốc NANO của KOVA đều 100% hệ nước, hàm lượng VOC gần bằng 0, không sử dụng chì, không thủy ngân, vì vậy không có mùi hôi và không gây độc hại cho người sơn cũng như người sử dụng. Việc sản xuất sơn từ vỏ trấu còn mang ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường, làm giảm sự nóng lên toàn cầu do ít sử dụng nguồn nguyên liệu đi từ chất hữu cơ, đặc biệt là dầu mỏ.

Ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ KH& ĐT cho biết đây là nữ khoa học Việt Nam đầu tiên phát triển thành công sản phẩm khoa học ra nước ngoài. Sau Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Hòe đã có cuộc gặp gỡ, giao lưu với các doanh nghiệp của Malaysia do Chính phủ Malaysia tổ chức.

(Tin ảnh: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN, Trung tâm ứng dụng KHCN và Khởi nghiệp)

Từ một cô sinh viên nghèo có 03 con nhỏ ngay khi còn học đại học, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè đã trở thành nhà khoa học rất thành công với các sản phẩm sơn. Bà đã tạo ra bước ngoặc trong ngành sơn khi nghiên cứu thành công và ứng dụng công nghệ Nano từ vỏ trấu vào sản xuất nhiều loại sơn độc đáo như: sơn kháng khuẩn, sơn chống cháy, thậm chí là sơn chống đạn.

PGS.TS Nguyễn Thị Hòe có hơn 30 năm giảng dạy (ngành Hóa) tại các trường ĐH như: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Cần Thơ. Sau khi nhận Giải thưởng Kovalevskaya (năm 1993), bà đã sáng lập nên Tập đoàn sơn KOVA.

PV

(Theo: Tạp chí điện tử Giao thông vận tải – Ngày đưa tin: 31/7/2019)