Nhóm các nhà khoa học của đại học Illinois đã đạt được thành công trong cấu trúc mới giữa hai cực của công nghệ pin này. Thông thường, một cơ cấu pin bao gồm 2 cực: Cực dương 2 chiều rắn được tạo thành từ than chì và cực âm được tạo thành từ muối Lithium. Trong khi đó, công nghệ pin mới của đại học Illinois lại tạo ra các cực mới theo dạng xốp với những lỗ nhỏ nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa các cực và dung dịch tạo điều kiện để các phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn. Cực dương của loại pin này cũng có 3 chiều thay vì chỉ 2 chiều như pin thường. Từ đó, hiệu suất của loại pin này sẽ được gia tăng lên rất nhiều lần và bạn sẽ chỉ cần sạc điện thoại một lần mà có thể dùng được tới cả tuần.
Hiệu quả của công nghệ pin này là rất ấn tượng khi so sánh với công nghệ pin hiện tại. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách hoàn thiện hơn công nghệ này để giảm giá thành sản xuất từ đó sớm ứng dụng vào các thiết bị di động vốn luôn ngốn rất nhiều pin. Hy vọng rằng loại pin mới của đại học Illinois có thể sớm xuất hiện trong vòng từ 1 đến 2 năm nữa.