Đẩy mạnh vai trò của Khoa học và công nghệ trong khu vực nông thôn thành phố Đà Nẵng

Trước yêu cầu đặt ra trong thực tiễn và theo định hướng chỉ đạo của Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, trong thời gian vừa qua ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) đã tập trung đây mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao đời sống người dân và góp phần thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn

Việc thực hiện các chủ trương chính sách của thành phố về Chương trình mục tiêu quốcgia về nông thôn mới và NQ số 03-NQ/TU ngày 30/12/2016 của Ban thường vụ Thành ủy về phát triển huyện Hòa Vang, năm qua đã được ngành KH&CN quan tâm đưa vào các hoạt động nghiên cứu - ứng dụng KH&CN. Nhiều mô hình, đề tài, dự án đã được các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng năng suất, chất lượng, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Quang cảnh Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM và NQ số 03 của BTV Thành ủy Đà Nẵng 

Một số kết quả tiêu biểu năm 2017

Chỉ riêng trong qua, đã có 26 nhiệm vụ KH&CN được triển khai nhằm phục vụ nông nghiệp và PTNT, bao gồm 3 dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi do Bộ KH&CN hỗ trợ, 1 đề tài cấp quốc gia, 15 đề tài cấp thành phố và 7 đề tài cấp cơ sở và 26 quy trình công nghệ đã được chuyển giao. Đã xây dựng 19 mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN ở khu vực nông thôn, trong đó có 5 mô hình có sự tham gia của doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị. Bên cạnh đó có các nhiệm vụ nghiên cứu về cơ chế chính sách, điều tra đánh giá thực trạng cung cấp các cơ sở dữ liệu quan trọng cho sự phát triển của địa phương.

Trong năm 2017, Sở KH&CN đã tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong sản xuất và đời sống ở khu vực này như:

- Đã tuyên truyền phổ biến rộng rãi các thông tin, chính sách khoa học, kết quả nghiên cứu tiến bộ trong KH&CN đến người dân với mục đích tối ưu hóa các giá trị do KH&CN mang lại đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là kết nối được các công nghệ mới, kỹ thuật tiến tiến, phù hợp để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

- Hoạt động ứng dụng công nghệ sản xuất trong trong nuôi và trồng trọt đã được quan tâm. Trong năm, đã tập trung nghiên cứu ứng dụng các quy trình công nghệ trong sản xuất các các loại cây trồng như cây dược liệu (Nghệ vàng, Đinh lăng, Trinh nữ Hoàng cung và Kim tiền thảo và một số loại cây dược liệu có giá trị kinh tế dưới tán rừng), cây ăn quả (chuối tiêu, bưởi da xanh, bơ,..), các loại đặc sản địa phương (kiệu hương), các loại cây lương thực (ngô lai chịu hạn,..) và các loại cây trồng khác như rau, hoa cùng với các loại nấm ăn và nấm dược liệu. Chuyển giao các quy trình kỹ thuật mới thông qua xây dựng một số mô hình chăn nuôi theo các quy trình kỹ thuật tiên tiến với các giống vật nuôi như gà đồi kiểu mẫu, gà Đông Tảo, cá chình…   và đã chuyển giao các quy trình xử lý môi trường nông thôn, các nghiên cứu tập trung đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu môi trường trong Chương trình Nông thôn mới từ đó cung cấp bức tranh tổng thể về môi trường nông thôn ở huyện Hòa Vang so với các tiêu chí môi trường trong Chương trình Nông thôn mới, giúp cho địa phương và ngành Tài nguyên và Môi trường nhận diện mức độ đạt được và những điểm hạn chế để khắc phục, đồng thời đưa ra các giải pháp; triển khai các mô hình giúp giảm thiểu ô nhiễm mô trường khu vực nông thôn như giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho chợ, hợp tác xã giết mổ, hộ chăn nuôi, các cơ sở sản xuất đá chẻ. Triển khai mô hình quản lý chất thải khép kín tại thôn Phú Sơn 1, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang...Các giải pháp đã  chuyển giao cho ngành TNMT và địa phương để triển khai thực hiện.

Ngoài ra trong năm qua, các nhiệm vụ KH&CN cũng đã tập trung vào công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai, quản lý nguồn tài nguyên nước, phòng chống cháy rừng cho thành phố. Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu cũng đã cung cấp luận cứ khoa học để xây dựng các cơ chế, chính sách phục vụ ngành nông nghiệp nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng như đề tài điều tra, đánh giá đất đai trên toàn huyện Hòa Vang làm cơ sở khoa học cho huyện xây dựng chiến lược khai thác tối ưu tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hình thành các vùng sản xuất tập trung cũng như bố trí cây trồng hợp lý.

Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Tuy nhiên, việc ứng dụng KH&CN trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua tuy đã đạt được một số tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế, khó khăn vướng mắc. Do vậy trong thời gian tới, ngành KH&CN đã xác định một số nhiệm vụ nhằm tăng cường vai trò của KH&CN trong sản xuất và đời sống khu vực nông thôn như sau:  

- Tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chuyển giao, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT điển hình với sự tham gia của các doanh nghiệp nhằm tạo ra các chuỗi giá trị sản phẩm.

- Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp của thành phố. Đẩy mạnh công tác phổ biến, chuyển giao và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế, đặc biệt là ứng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

- Tranh thủ nguồn lực của trung ương thông qua việc tiếp tục tiếp cận các Chương trình KH&CN quốc gia liên quan đến nông nghiệp nông thôn và ứng dụng công nghệ cao như Chương trình Nông thôn miền núi, Chương trình CNC,… để triển khai ứng dụng KH&CN, ưu tiên cho công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Vũ Thị Bích Hậu

http://techmartdanang.vn