Theo báo cáo của Diễn đàn thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD) về chính sách đầu tư, Việt Nam đang trở thành “vệ tinh†trên bản đồ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, vẫn có những khuyến cáo được đặt ra…
Chưa được mở rộng lĩnh vực đầu tư
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Bích Đạt, Việt Nam được đánh giá là một trong sáu nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Riêng năm 2007, nguồn vốn FDI đã đạt mức kỷ lục so với 20 năm qua.
Ông Lê Văn Được, Vụ trưởng Vụ đầu tư nước ngoài (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn vốn lớn mạnh FDI đã tác động rất lớn đến cán cân xuất nhập khẩu.
Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ vài trăm triệu USD (khi chưa có đầu tư nước ngoài) đến năm 2007 đã đạt khoảng 107 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 48 tỷ USD mà tỷ trọng của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 57%.
Riêng lĩnh vực công nghiệp, chỉ tính trong năm 2007 với tổng số khoảng 1.300 dự án được cấp mới thì các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp và xây dựng khoảng 800 dự án với tổng số vốn lên đến 7,6 tỷ USD, chiếm gần 70% số dự án và 60% số vốn đăng ký.
Lý do để các nhà đầu tư quan tâm đến Việt Nam, theo ông Được là do chúng ta có một nền kinh tế xã hội và chế độ chính trị ổn định. Bên cạnh đó, Việt Nam có những lợi thế riêng của mình so với các nước khác mà nhà đầu tư quan tâm.
Tuy nhiên, dòng vốn FDI đầu tư vào nước ta nhiều khi cũng gặp những lực cản đáng kể. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp FID còn “lấn cấnâ€, đó là việc vốn đầu tư của họ chỉ được rót vào những lĩnh vực nhất định và khống chế tỷ lệ góp vốn.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư còn phức tạp
Ông Quentin Dupriez, thành viên UNCTAD cho rằng, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong bản đồ thu hút FDI. Nhiều doanh nghiệp thậm chí đã bỏ qua Trung Quốc, Ấn Độ, và những nước khác để tìm đến Việt Nam.
Phát biểu trong hội thảo về chính sách đầu tư của Việt Nam sáng ngày 18/12 tại Hà Nội, ông Supachai Panitchpakdi, Tổng thư ký UNCTAD nói rằng, lợi thế về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu Việt Nam cho phép lao động nhập cư để bổ sung kỹ năng cần thiết.
Đồng thời cần đơn giản hóa hệ thống thuế cũng như cơ cấu khuyến khích đầu tư hiện nay, tăng cường sự minh bạch trong những quy định đầu tư.
“Phải có một môi trường đầu tư thoái mái, miễn rằng các nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định của Chính phủâ€, ông Supachai Panitchpakdi nói.
Cũng theo ông Supachai Panitchpakdi, cần tránh sự phân biệt đối xử giữa các địa phương khi kêu gọi nguồn vốn. Ông cho rằng, các địa phương nghèo cũng phải có lợi ích trong thu hút đầu tư, không chỉ các thành phố lớn mới làm được việc kêu gọi đầu tư mà các tỉnh khó khăn cũng phải làm được điều này.
Trần Hưng