Doanh nghiệp và nhà nghiên cứu chưa “gần” nhau
- Thế mạnh lớn của Hà Nội là lực lượng KHCN tại các viện, trường, tổ chức KHCN... chưa được phát huy đúng tầm, nhiều kết quả nghiên cứu KHCN chậm được đưa vào thực tiễn.
Mặc dù 56 sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) của 48 doanh nghiệp (DN) được UBND TP công nhận đều đã đạt tiêu chí cao về trình độ công nghệ nhưng theo một khảo sát gần đây của Sở Công Thương cho thấy, việc ứng dụng KHCN trong ngành CN Thủ đô đang còn nhiều hạn chế...
Đổi mới nhưng vẫn... chậm
Hàng loạt chương trình hướng tới ứng dụng KHCN trong sản xuất do TP triển khai đã đạt kết quả đáng khích lệ, như: Phát triển SPCNCL, phát triển ngành và SPCN ưu tiên mũi nhọn, CN hỗ trợ..., và nhất là chương trình liên kết 3 nhà "DN - nhà khoa học - nhà quản lý". Nhờ đó, trình độ công nghệ của nhiều nhóm ngành CN Thủ đô đã được nâng lên, được đánh giá cao trong toàn quốc. Đó là công nghệ chế tạo khuôn mẫu phức tạp cho dập vỏ ô tô của Công ty CP Ô tô Xuân Kiên, chế tạo khuôn mẫu nhựa ép phun chi tiết nhựa ô tô xe máy của Nhựa Hà Nội, sản xuất sơn xây dựng công nghệ nano của Công ty Sơn Kova, chế tạo ống thép hợp kim inox của Công ty CP quốc tế Sơn Hà; sử dụng robots trong hàn, cắt plasma, dập cơ khí của Công ty Kim khí Thăng Long; chế tạo biến thế 500kV của Cty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh…
Mặc dù vậy, ông Phạm Đức Tiến, Phó Giám đốc Sở Công Thương đánh giá, một bộ phận lớn DN CN Hà Nội rất chậm đổi mới công nghệ và có nguy cơ tụt hậu so với DN các vùng phụ cận. Trong khi đó, vốn ngân sách bố trí cho KHCN chưa được tận dụng hiệu quả. Thế mạnh lớn của Hà Nội là lực lượng KHCN tại các viện, trường, tổ chức KHCN... chưa được phát huy đúng tầm, nhiều kết quả nghiên cứu KHCN chậm được đưa vào thực tiễn. Cũng có ý kiến cho rằng, tuy có trang bị nhiều máy công cụ công nghệ cao để hỗ trợ khâu sản xuất nhưng nhìn chung các SPCL bị phân tán ở nhiều DN và không tập trung để có sản lượng loại lớn, nên không thể đầu tư kỹ thuật công nghệ tương thích.
DN trông chờ "bà đỡ"
Về phía DN sản xuất SPCN CL, ông Nguyễn Hữu Vạn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP nhựa Hà Nội cho biết: Trong sản xuất phụ tùng nhựa ô tô, khách hàng yêu cầu rất nhiều tiêu chí kiểm tra về mẫu và sản phẩm, trong khi DN lại không tìm được trung tâm đo kiểm để thử nghiệm, đánh giá theo tiêu chuẩn của khách hàng bởi Việt Nam thiếu nhiều thiết bị thí nghiệm và không đủ khả năng đánh giá. Do đó không ít hạng mục kiểm tra của Công ty phải nhờ hỗ trợ đánh giá tại nước ngoài từ chính khách hàng Toyota nên tốn nhiều thời gian, chi phí. "Chúng tôi mong chủ động nhanh chóng phát triển sản phẩm mới cho ngành CN hỗ trợ, nên kiến nghị Chính phủ và TP có chính sách khuyến khích DN về nguồn vốn đầu tư các thiết bị đo, thí nghiệm để thuận lợi hơn khi triển khai ứng dụng KHCN" - ông Vạn nói. Đại diện Công ty CP chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari cũng mong Nhà nước nâng mức hỗ trợ lên 50 - 100% (hiện là 30%) cho những DN CN đầu tư thiết bị và nghiên cứu KHCN tạo ra được sản phẩm thay thế hàng ngoại.
Theo nhiều chuyên gia, vấn đề mấu chốt hiện nay là phải gắn được nghiên cứu với DN, tăng sự tham gia của DN trong hoạt động nghiên cứu KHCN. Theo ông Lê Minh Đức - Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách CN, khi quan hệ nhà nghiên cứu - DN còn lỏng lẻo, Nhà nước cần chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường, gắn kết DN với tổ chức nghiên cứu. "Nhà nước nên chủ động "đặt hàng" nghiên cứu dựa trên năng lực và không phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu là Viện hay DN, ưu tiên đầu tư cho những chương trình "nghiên cứu sản xuất" có sự tham gia của DN với mục tiêu cuối cùng là tạo được sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường" - ông Đức khẳng định.
Hàng loạt chương trình hướng tới ứng dụng KHCN trong sản xuất do TP triển khai đã đạt kết quả đáng khích lệ, như: Phát triển SPCNCL, phát triển ngành và SPCN ưu tiên mũi nhọn, CN hỗ trợ..., và nhất là chương trình liên kết 3 nhà "DN - nhà khoa học - nhà quản lý". Nhờ đó, trình độ công nghệ của nhiều nhóm ngành CN Thủ đô đã được nâng lên, được đánh giá cao trong toàn quốc. Đó là công nghệ chế tạo khuôn mẫu phức tạp cho dập vỏ ô tô của Công ty CP Ô tô Xuân Kiên, chế tạo khuôn mẫu nhựa ép phun chi tiết nhựa ô tô xe máy của Nhựa Hà Nội, sản xuất sơn xây dựng công nghệ nano của Công ty Sơn Kova, chế tạo ống thép hợp kim inox của Công ty CP quốc tế Sơn Hà; sử dụng robots trong hàn, cắt plasma, dập cơ khí của Công ty Kim khí Thăng Long; chế tạo biến thế 500kV của Cty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh…
Mặc dù vậy, ông Phạm Đức Tiến, Phó Giám đốc Sở Công Thương đánh giá, một bộ phận lớn DN CN Hà Nội rất chậm đổi mới công nghệ và có nguy cơ tụt hậu so với DN các vùng phụ cận. Trong khi đó, vốn ngân sách bố trí cho KHCN chưa được tận dụng hiệu quả. Thế mạnh lớn của Hà Nội là lực lượng KHCN tại các viện, trường, tổ chức KHCN... chưa được phát huy đúng tầm, nhiều kết quả nghiên cứu KHCN chậm được đưa vào thực tiễn. Cũng có ý kiến cho rằng, tuy có trang bị nhiều máy công cụ công nghệ cao để hỗ trợ khâu sản xuất nhưng nhìn chung các SPCL bị phân tán ở nhiều DN và không tập trung để có sản lượng loại lớn, nên không thể đầu tư kỹ thuật công nghệ tương thích.
DN trông chờ "bà đỡ"
Về phía DN sản xuất SPCN CL, ông Nguyễn Hữu Vạn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP nhựa Hà Nội cho biết: Trong sản xuất phụ tùng nhựa ô tô, khách hàng yêu cầu rất nhiều tiêu chí kiểm tra về mẫu và sản phẩm, trong khi DN lại không tìm được trung tâm đo kiểm để thử nghiệm, đánh giá theo tiêu chuẩn của khách hàng bởi Việt Nam thiếu nhiều thiết bị thí nghiệm và không đủ khả năng đánh giá. Do đó không ít hạng mục kiểm tra của Công ty phải nhờ hỗ trợ đánh giá tại nước ngoài từ chính khách hàng Toyota nên tốn nhiều thời gian, chi phí. "Chúng tôi mong chủ động nhanh chóng phát triển sản phẩm mới cho ngành CN hỗ trợ, nên kiến nghị Chính phủ và TP có chính sách khuyến khích DN về nguồn vốn đầu tư các thiết bị đo, thí nghiệm để thuận lợi hơn khi triển khai ứng dụng KHCN" - ông Vạn nói. Đại diện Công ty CP chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari cũng mong Nhà nước nâng mức hỗ trợ lên 50 - 100% (hiện là 30%) cho những DN CN đầu tư thiết bị và nghiên cứu KHCN tạo ra được sản phẩm thay thế hàng ngoại.
Theo nhiều chuyên gia, vấn đề mấu chốt hiện nay là phải gắn được nghiên cứu với DN, tăng sự tham gia của DN trong hoạt động nghiên cứu KHCN. Theo ông Lê Minh Đức - Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách CN, khi quan hệ nhà nghiên cứu - DN còn lỏng lẻo, Nhà nước cần chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường, gắn kết DN với tổ chức nghiên cứu. "Nhà nước nên chủ động "đặt hàng" nghiên cứu dựa trên năng lực và không phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu là Viện hay DN, ưu tiên đầu tư cho những chương trình "nghiên cứu sản xuất" có sự tham gia của DN với mục tiêu cuối cùng là tạo được sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường" - ông Đức khẳng định.