Chiếc ghế bạn ngồi, bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm bạn dùng… tất cả đều làm từ nhựa. Nhưng mỗi loại nhựa này lại có sự khác biệt lớn về công dụng cũng như độ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà không phải ai cũng biết.
Nhựa là một loại vật liệu vô cùng phổ biến trên thế giới, xuất hiện ở hầu hết mọi mặt đời sống của con người. Từ đồ gia dụng trong nhà, đồ chơi trẻ em, các phương tiện di chuyển, máy móc cơ khí cho đến những thứ tiên tiến như linh kiện điện tử.
Có rất nhiều các loại nhựa khác nhau, nhưng về cơ bản chúng ta có thể phân chia chúng ra thành 2 loại chính, đó là nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh.
Phân biệt nhựa tái sinh và nguyên sinh
Giống như tên gọi, nhựa tái sinh chỉ những loại nhựa được dùng lại. Từ những đồ dùng nhựa đã cũ, hỏng vứt đi như vỏ bao bì, thiết bị y tế, máy móc... chúng được thu gom lại và nấu chảy thành các hạt nhựa. Vì vậy, nhựa tái sinh có thể bao gồm các loại nhựa đã được dùng đi, dùng lại rất nhiều lần, giống như chúng đã có rất nhiều “kiếp sống" và mỗi lần lại ở một hình dạng khác nhau.
Trong quá trình tái chế, loại nhựa này thường sẽ khó tránh khỏi việc bị lẫn tạp chất và phải cho thêm phụ gia tẩy rửa, vì thế các hạt nhựa tái sinh sẽ có màu đục, không trong.
Khác với nhựa tái sinh, nhựa nguyên sinh là loại tinh khiết, được tạo ra từ phân đoạn chưng cất dầu mỏ. Đây là loại nhựa ở dạng nguyên bản, chưa qua sử dụng, không hề bị pha tạp hóa chất hay phụ gia. Để dễ hiểu thì chúng ta có thể coi nhựa nguyên sinh chính là vàng 99,99% trong tất cả các loại nhựa.
Nhựa nguyên sinh chính vì vậy có đặc tính mềm dẻo, chịu được áp lực tốt, có bề mặt bóng và màu sắc cũng tươi sáng hơn nên đem lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm. Vì vậy, loại nhựa này thường có giá cao hơn nhựa tái sinh rất nhiều.
Chúng được sử dụng trong các sản phẩm đòi hỏi sự an toàn và yêu cầu kỹ thuật khắt khe cao do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và chất lượng sống của con người như ngành thực phẩm, y tế, máy bay…
Tái sinh và nguyên sinh - Loại nhựa nào tốt hơn?
Nhiều người thường tự đặt câu hỏi: “Vậy nhựa tái sinh và nguyên sinh nên sử dụng loại nào?”, “Loại nào tốt hơn?”. Câu trả lời cho điều này là bạn có thể sử dụng cả 2 loại nhựa vì chúng đều vô cùng hữu ích. Mỗi loại nhựa sẽ được sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Nhựa tái sinh sẽ dùng để làm các vật dụng, dụng cụ đòi hỏi sự bền bỉ, có tính chất vật lý dai và cứng cáp. Ví dụ như sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, môi trường. Dùng để làm các loại dây chão, thảm, màng ống nhựa, ống thoát nước, bình và can nhựa, đồ gia dụng, chậu kiếng... Còn nhựa nguyên sinh sẽ được sử dụng chính để tạo nên các sản phẩm thân thiện hơn với người dùng.
Ví dụ như khi lựa chọn loại nhựa để dùng cho gia đình, đặc biệt là để bảo quản thực phẩm trong phòng bếp, đồ dùng trẻ em, bạn nên dùng nhựa nguyên sinh. Vì nhựa nguyên sinh không lẫn các phụ gia hoá chất gây hại nên khi tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn thức uống hay cơ thể con người sẽ đảm bảo an toàn hơn.
Như trong một nghiên cứu gần đây được đăng tải trên trang web trực thuộc bộ y khoa Ấn Độ, các chuyên gia đã cho biết việc tái sử dụng những chai nhựa đựng nước có thể còn gây mất vệ sinh hơn cả việc ngậm những món đồ chơi của chú cún cưng. Vì vậy, việc tái sử dụng những loại đồ nhựa không đảm bảo sẽ khiến bạn phải đối diện với nhiều vấn đề về an toàn vệ sinh.
Ở nhiều nước trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, các cơ quan y tế và tổ chức vì cộng đồng đã đưa ra các điều luật cũng như quy chuẩn, ghi rõ chỉ sử dụng nhựa nguyên sinh cho các mặt hàng nhựa thực phẩm.
Các công ty sản xuất cũng đã tuân theo nghiêm ngặt các quy định này để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tiêu biểu như Tupperware, một nhãn hàng đến từ Mỹ luôn tiên phong trong việc sử dụng nhựa nguyên sinh để sản xuất các đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Được thành lập từ năm 1946 và trải qua gần một thế kỷ phát triển, Tupperware hiện nay đã có mặt trên toàn thế giới và mới đây đã chính thức có mặt ở Việt Nam. Hãng đồ nhựa nổi tiếng với các sản phẩm được sản xuất từ nhựa nguyên sinh, an toàn và không độc hại. Các chất liệu và chất phụ gia đều tuân theo tiêu chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Hiệp Hội Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Nhật Bản (JISC) và Hiệp Hội Nhựa Sạch Nhật Bản (JHOSPA).