Hội thảo giới thiệu Công nghệ Ion hóa và các giải pháp nâng cao hiệu suất trong lò hơi và khí nén.

Sáng ngày 07-6, Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ Đà Nẵng tổ chức Hội thảo giới thiệu "Công nghệ Ion hóa và các giải pháp nâng cao hiệu suất trong lò hơi và khí nén". Hội thảo thu hút sự tham gia của gần 40 đại biểu đến từ các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức nghiên cứu … trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 

Những nội dung đã được báo cáo tại buổi hội thảo:

Tiết kiệm năng lượng trong hệ thống cấp hơi: PGS. TS. Trần Thanh Sơn – Phó Trưởng khoa Khoa Nhiệt – Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Năng lượng Hoàng Đạo – Đà Nẵng đã báo cáo tổng quan về lò hơi công nghiệp; Tiết kiệm năng lượng ở lò hơi; Hệ thống phân phối hơi; Tận dụng nhiệt thải của lò hơi.

Giới thiệu “Công nghệ Ion hóa xử lý cáu cặn lò hơi không dùng hóa chất”: Đại diện Công ty TNHH Ewater Engineering – Tp. Hồ Chí Minh kỹ sư Lê Trung Hiếu cho biết, hiện tại lò hơi đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, đã phát sinh nhiều vấn đề do cáu cặn đóng trong đường ống dẫn nước của lò hơi làm giảm khả năng truyền nhiệt, tăng từ 5–30% chi phí năng lượng, giảm tuổi thọ lò hơi và gây mất an toàn khi lò phải vận hành ở chế độ tải cao. Bên cạnh đó, việc dùng hóa chất để xử lý cáu cặn cũng làm mòn ống dẫn, tốn nhiều chi phí cho xử lý chất thải độc hại sau sử dụng và gây ô nhiễm môi trường.

Việc xử lý cáu cặn lò hơi sử dụng công nghệ ion hóa đang là xu hướng được nhiều ngành áp dụng rộng rãi, như may mặc, dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc … Hiện nay tại Việt Nam đã có sản phẩm thiết bị ứng dụng công nghệ này đó là thiết bị chống bám cáu cặn điện tử Ewater công nghệ Nhật Bản xử lý nước không dùng hóa chất Ewater làm sạch cáu cặn hiện có và chống hình thành cáu cặn mới.

Thiết bị xử lý cáu cặn cho lò hơi Ewater có những ưu điểm: Làm sạch cặn cũ và phòng chống hình thành cáu cặn- rỉ sét cho lò hơi; Tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng: ít cặn, ít rỉ sét sẽ tăng hiệu suất trao đổi nhiệt; Tăng tuổi thọ lò hơi và hệ thống đường ống: do hạn chế được tác hại từ cáu cặn và rỉ sét; Thân thiện môi trường: không sử dụng hóa chất để xử lý cáu cặn trong nước vì vậy nước xả lò hơi không gây ô nhiễm môi trường với bên ngoài; Chi phí vận hành không đáng kể: hoạt động tự động, tiêu thụ điện năng thấp, chỉ từ 2 W  đến 45 W  tùy Model máy; An toàn: sử dụng điện áp thấp chỉ 12Vdc đến 28 Vdc; Tiết kiệm chi phí hóa chất châm định kỳ; Tiết kiệm chi phí vệ sinh cáu cặn định kỳ; Không gây ảnh hưởng đến sản xuất: do ngừa được cặn mới nên không cần dừng lò để vệ sinh cáu cặn định kỳ thường xuyên như khi dùng hóa chất.

Công nghệ xử lý cáu cặn lò hơi sử dụng công nghệ ion hóa không dùng hóa chất được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước cho các lò hơi công nghiệp trong các ngành: may mặc, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, bia và nước giải khát, thủy sản, sản xuất giấy, hạt điều ... và rất nhiều bếp ăn dạng lò hơi trong quân đội.

Công nghệ này đã được Công ty TNHH Ewater Engineering – Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu chuyển giao, lắp đặt cho một số doanh nghiệp tại nhiều khu vực khắp cả nước như: Công ty Dược phẩm Nam Hà (Nam Định); Công ty Nha Trang Seafood – thành phố Cần Thơ và tỉnh Bạc Liêu; Công ty Chế biến Thủy sản Hải Nam – tỉnh Cà Mau; Công ty Chế biến Hạt điều Lafooco – tỉnh Long An; Công ty thức ăn chăn nuôi GreenFeed Việt Nam; Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi JAPFA Bình Định; Nhà máy giấy Tân Long – Khu Công nghiệp Hòa Khánh – thành phố Đà Nẵng; Công ty TNHH Việt Vương 2 – Quảng Nam (sản xuất hàng may sẵn); Đã lắp đặt 600 thiết bị Ewater tại bếp ăn dạng lò hơi trong quân đội … Kết quả cho thấy tại những doanh nghiệp đã lắp đặt và nhận chuyển giao công nghệ Ewater, chỉ sau 3 tháng sử dụng, thì cáu cặn đã được xử lý hoàn toàn, làm tăng hiệu suất của hệ thống lò hơi và giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ. Sau 6 tháng đã làm giảm 90% rỉ sét ở ống nước cấp lò hơi, sau 2 tháng đã làm giảm 60% rỉ sét ở van nước lò hơi và sau 2 tháng đã làm giảm 50% cáu cặn và rỉ sét.

Ngoài sản phẩm thiết bị Ewater xử lý cáu cặn lò hơi, Công ty TNHH Ewater Engineering còn có sản phẩm thiết bị Ewater giúp bảo vệ tháp giải nhiệt và Chiller không hình thành cáu cặn, không phát sinh rong rêu; giúp tiết kiệm điện tiêu thụ; giảm chi phí hóa chất dể xử lý cáu cặn và giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị lò hơi.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã trao đổi nhiều với báo cáo viên về nguyên lý hoạt động của máy Ewater, về giá thành đầu tư máy cũng như chọn Model máy Ewater khi trang bị máy Ewater cho các lò hơi sử dụng các đường kính ống nước khác nhau ở các nhà máy dệt và nhuộm tại Đà Nẵng.

 Một số lưu ý trong hoạt động sử dụng khí nén tại doanh nghiệp: ThS. Nguyễn Thanh Trí – thuộc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng đã trình bày:

v Các vấn đề về: Hệ đơn máy; Hệ nhiều máy; Máy nén khí (với 2 loại máy: Loại thể tích; Loại động học); Hai loại máy nén Việt Nam hay sử dụng là loại Piston và loại Trục vít (Gồm: Năng suất và áp suất của Piston 1 hoặc 2 cấp; Năng suất và áp suất của Piston nhiều cấp; Năng suất và áp suất của Trục vít 1 cấp; Năng suất và áp suất của Trục vít 2 cấp); Lưu lượng khí cung cấp cho đường ống bởi máy nén phụ thuộc vào số vòng quay của động cơ điện; Công thức tính công suất máy nén khí; Giải nhiệt máy nén khí (Cần chú ý đến các yếu tố như: Bơm dầu; Bơm nước; Quạt gió; Ống dẫn; Bộ phận trao đổi nhiệt; Chất dẫn nhiệt dầu bôi trơn); Bảng số liệu cụ thể về Khoảng tiết kiệm công suất máy nén liên quan Nhiệt độ không khí đầu vào; Thể tích không khí đầu vào cần thiết so với 1 m3  ở điều kiện tiêu chuẩn (Trung bình giảm 5oC hiệu suất máy nén khí tăng 1,5%); Bảng số liệu về mức tổn thất khí nén khi theo kích thước lỗ rò rỉ (Năng lượng rò rỉ hằng năm (Kwh) liên quan Đường kính lỗ tương đương (mm) và Lưu lượng rò  rỉ (l/s)); Các rò rĩ trong quá trình truyền dẫn khí nén đến bộ phận tiêu thụ; Sụt áp theo lưu lượng (Gồm biểu đồ so sánh lượng sụt áp theo lưu lượng (cfm) và kích thước đường ống dẫn khí nén (inch) tại áp suất làm việc là 100 psig tương ứng gần 7kg/cm2); Bảng số liệu về tổn thất điện tương ứng (kW) liên quan đến Đường kính ống danh nghĩa (mm) và Sụt áp (bar) trên 100 m; Các vấn đề liên quan đến máy nén khí như: Van cổng (Vòi khóa); Co (khuỷu nối dài chữ T uốn cong 90); Cút ống nước; Đầu nối hình chữ U (ống cong hình chữ U - ống cong hồi lưu); Van cầu chữ T);  Bảng tính toán tiết kiệm năng lượng nhờ giảm áp.

v Các giải pháp: Điều khiển công suất động cơ theo nhu cầu thực tế (Như Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng sử dụng biến tần đã áp dụng thành công tại Nhà máy giấy Tân Long – thuộc Khu Công nghiệp Hòa Khánh – Đà Nẵng); Giải nhiệt không khí đầu vào (Cụ thể giảm 5oC đầu vào máy nén khí tiết kiệm năng lượng 1,5% điện năng tiêu thụ, đã áp dụng thành công điện năng tiêu thụ của máy nén khí ở Nhà máy Dệt may Hòa Thọ); Giảm rò rỉ trên đường ống (Trung tâm Tiêt kiệm Năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng có thiết bị đo rò rỉ bằng sóng siêu âm); Sử dụng khí nén hợp lý (Khuyến cáo: không sử dụng khí nén để thổi bụi hoặc bụi bẩn ra khỏi quần áo ở các doanh nghiệp sản xuất may mặc, đừng bao giờ sử dụng khí nén để làm sạch quần áo ở các doanh nghiệp sản xuất may mặc); Tận dụng nhiệt (Dùng nhiệt thải của máy nén khí cho lò sưởi, sấy sẽ tiết kiệm năng lượng cho nhà máy; Tham khảo bảng dữ liệu hiệu suất tiết kiệm năng lượng của các mô hình liên quan đến tốc độ dòng nước và nhiệt độ đầu ra); Giảm sụt áp trên đường ống và cài đặt áp suất vận hành (Nên dùng ống có Co và ống chếch 45 độ để giảm thất thoát khí nén; Tham khảo bàng tiết kiệm năng lượng với việc giảm áp liên quan đến làm cho nước nguội ở một giai đoạn hoặc hai giai đoạn và điều hòa không khí ở hai gia đoạn); Giải pháp bảo trì bảo dưỡng (+ Hàng ngày nên: Kiểm tra mức dầu bơm; Kiểm tra rò rỉ dầu; Kiểm tra cống ngưng tụ trong bể chứa khí; Kiểm tra vỏ bao che; Kiểm tra rung động tiếng ồn; Kiểm tra rò rỉ không khí; + Hàng tuần nên: Kiểm tra chùi rửa bên ngoài máy nén khí; Kiểm tra bộ lọc không khí (phin lọc không khí); + Hàng tháng nên: Kiểm tra dây curoa; Kiểm tra van xả áp an toàn; + 1000 giờ nên: Thay đổi bơm dầu; Thay thế bộ lọc không khí (phin lọc không khí); Giải pháp điều khiển trung tâm (Hiện ở Đà Nẵng đã cho nhà máy trung tâm để điều khiển máy nén khí); Giải pháp: tổng hợp giải pháp (Bao gồm các giải pháp: Thu hồi nhiệt thải từ máy nén; Kiểm tra rò rỉ định kỳ; Điều tra máy nén tiên tiến; Thay thế thiết bị phụ tùng trong máy nén khí; Theo dõi hệ thống liên tục; Giảm áp suất cài đặt; Bảo trì bảo dưỡng liên tục; Giảm nhiệt độ đầu vào của máy nén khí; Tham khảo biểu đồ phần trăm chi phí năng lượng máy nén khí (ngoại trừ thu hồi nhiệt thải)).

v Các thiết bị đo lường: nhằm kiểm tra đo đạc công suất điện. Báo cáo viên đã giới thiệu các thiết bị đo lường hiện có tại Trung tâm Tiêt kiệm Năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng (Thiết bị kiểm tra điện năng tiêu thụ của máy nén khí; Thiết bị đo rò rỉ bằng sóng siêu âm …).

Hội thảo đã mang đến những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, các cá nhân quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng trong lò hơi và khí nén và có được những giải pháp hiệu quả trong lĩnh vực này.

MỸ DUNG (Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng)