Hỗn hợp ống nano-polyme ngăn cản màng sinh học

Các ống nano các bon có thể tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự hình thành của màng sinh học độc hại và có khả năng ăn mòn bằng cách chọc thủng thành tế bào của vi khuẩn. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng vật liệu nano có thể tạo ra lớp phủ kháng khuẩn cho thiết bị phẫu thuật và ống dẫn công nghiệp. Nhưng các ống nano khó có thể trở thành lớp phủ hiệu quả mà ở nồng độ cao lại gây độc cho con người và có giá thành cao. Hiện nay, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, trộn các ống nano với một loại polyme đặc trưng có thể tạo ra các màng mỏng vẫn hiệu quả khi tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại sử dụng các ống nano có nồng độ rất thấp.

Các ống nano các bon khi trộn lẫn với một dung môi hoặc chỉ phết lên trên bề mặt có xu hướng kết thành khối. Khối ống nano này tạo ra lớp phủ không đều nhau và có diện tích bề mặt tương đối nhỏ tiếp xúc với môi trường, làm giảm khả năng diệt vi khuẩn.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ rõ, trộn các ống nano với polime có thể phá vỡ các khối ống nano. Các nhà nghiên cứu đứng đầu là Debora F. Rodrigues, Đại học Houston có kế hoạch nghiên cứu số lượng ống nano cần để bổ sung vào hỗn hợp để giữ lại các đặc tính kháng khuẩn của các ống nano.

Nhóm nghiên cứu đã lấy một loại polyme gọi là polyvinyl-N-carbazole vì có thể dễ dàng sử dụng nó để tạo thành các màng mỏng trên bề mặt kim loại thông qua kết tủa bằng điện. Các nhà khoa học đã thử nghiệm hỗn hợp có tỷ lệ trọng lượng là 3% ống nano với 97% polyme.

Trong chất lỏng có chứa hỗn hợp ống nano-polyme cùng với các tế bào của Escherichia coli và Bacillus subtilis, các ống nano gây thiệt hại hoặc đã tiêu diệt 94% E.Colo và 90% Bacillus subtilis. Khi sử dụng hỗn hợp để tạo ra màng mỏng, các nhà khoa học đã phát hiện thấy hỗn hợp ngăn chặn hoàn toàn sự hình thành của các màng sinh học trên bề mặt kim loại. Hỗn hợp ống nano-polyme còn tiêu diệt tới 90% cả 2 loại vi khuẩn được bổ sung trên bề mặt, hiệu quả tương tự như lớp phủ của riêng các ống nano các bon.