Sáng 10/10/2011, tại Công viên Phần mềm – Khu CNTT tập trung Đà Nẵng, thừa ủy nhiệm của UBNDTP Đà Nẵng và Tập đoàn IBM, Sở Thông và Truyền thông Đà Nẵng cùng đại diện IBM Việt Nam đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác chiến lược với tầm nhìn dài hạn 5 – 10 năm xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị thông minh hơn.
Đại diện IBM, ông Võ Tấn Long (Tổng GĐ IBM Việt Nam-bên phải) và thừa ủy nhiệm UBNDTP Đà Nẵng, ông Phạm Kim Sơn, Thành ủy viên, Giám đốc Sở TT&TT trao đổi biên bản ghi nhớ vừa được hai bên ký kết. Hợp tác giữa IBM và TP Đà Nẵng cùng hướng tới mục tiêu chung nhất: Sự thịnh vượng cho cộng đồng. Đại diện lãnh đạo UBNDTP, Phó Chủ tịch Phùng Tấn Viết cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành, Văn phòng HĐNDTP đã chứng kiến nghi thức ký kết giữa 2 bên.(T.Ng) |
TP Đà Nẵng trở thành địa phương đầu tiên của duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và là đô thị lớn thứ 2 của Việt Nam (sau TP.Hồ Chí Minh) chính thức hợp tác cùng IBM để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT & Truyền thông trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn TP Đà Nẵng ; hỗ trợ triển khai các dự án ứng dụng CNTT theo mô hình “TP thông minh hơn” của IBM . Đây cũng là mô hình này IBM đã tư vấn cho một số TP ở Việt Nam và trên thế giới.
Được biết, sáng kiến xây dựng các đô thị trở những TP thông minh là một phần trong chiến dịch “ Hãy chung tay xây dựng một hành tinh thông minh hơn, bắt đầu ở từng TP một” được tập đoàn IBM khởi xướng ở các thành phố toàn cầu từ năm 2008. Đó là một sáng kiến tập thể nhằm giúp lãnh đạo chính quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp nắm bắt được tiềm năng của phát triển kinh tế bền vững, cũng như các quy trình phát triển xã hội.
Một hành tinh thông minh hơn được bắt đầu từ những TP thông minh hơn, chúng tôi đã và đang thúc đẩy các phiên đối thoại và hội thoại với các cấp lãnh đạo chính quyền đô thị trên toàn cầu song song với các chương trình hợp tác thông qua 3.000 dự án đã dược ký kết và triển khai. Các phiên đối thoại và hội thoại ấy đã cho thấy một mục tiêu chung trong hành động mà Lãnh đạo chính quyền các đô thị trên toàn cầu đều hướng tới, đó là Mang đến sự thịnh vượng chung cho cộng đồng. Và IBM chúng tôi phúc đáp yêu cầu đó của cộng đồng và của chính quyền các đô thị bằng thông điệp : Các nguyên tắc linh hoạt mà chúng tôi đề xuất mang đến khả năng tích hợp các hệ thống đang nằm rời rạc để biến thông tin – dữ liệu thành lượng cơ sở dữ liệu thông tin chiến lược. Như vậy chính công nghệ đã đem lại sự thịnh vượng. Bởi công nghệ cho phép dự đoán các vấn đề sắp và sẽ xảy ra để chúng ta chủ động giải quyết. Công nghệ hỗ trợ chúng ta đánh giá và phân tích lượng dữ liệu thông tin có được để đưa ra những quyết định đúng và mang tầm chiến lược. Và chính công nghệ cũng sẽ giúp chung ta điều phối, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất – Tổng Giám đốc IBM Việt Nam, ông Võ Tấn Long đã chia sẻ như trên tại Lễ ký kết.
Đây là cơ hội lớn để TP Đà Nẵng chúng ta tiếp cận và lĩnh hội những kinh nghiệm trong ứng dụng và khai thác tiến bộ công nghệ mà IBM chia sẻ. Tôi cho rằng sự kiện hôm nay mang ý nghĩa như một bước ngoặt, một cột mốc trong quá trình đột phá giải pháp phát triển cho TP thân yêu-Tiến sỹ Phùng Tấn Viết-Phó Chủ tịch UBNDTP nhấn mạnh.(ảnh:T.Ngọc) |
Theo Tiến sỹ Phùng Tấn Viết, Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định rõ mục tiêu phát triển của TP Đà Nẵng với tư cách là một đô thị giữ vai trò động lực cho vùng.
Đà Nẵng đã và đang kiên trì với xu thế phát triển Xanh, phát triển bền vững. TP đảm nhận chức năng cung ứng các dịch vụ cao cho cả vùng, trong đó có tài chính-logictis-công nghệ thông tin-viễn thông và các ngành dịch vụ. Để đảm bảo phát triển phù hợp xu thế chung và thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, những cơ hội hợp tác như sự kiện diễn ra hôm nay hết sức cần thiết, hét sức có ý nghĩa, Bởi đó cũng chính là những nguồn lực mà TP chúng ta cần tranh thủ cho phát triển - Tiến sỹ Phùng Tấn Viết khẳng định.
Ông Viết cũng đề nghị vị đại biện Văn phòng HĐNDTP có mặt tại buổi lễ cùng sớm tham gia triển khai các công việc liên quan đến tiến trình hợp tác giữa ngành Thông tin và Truyền thông TP và IBM Việt Nam. Vai trò theo dõi và giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo việc hợp tác của chúng ta sớm hòa nhập vào thực tiễn, phúc đáp những đòi hỏi của quá trình phát triển -ông Viết nói.
Chúng tôi cho rằng, để tiếp tục giữ vững thứ hạng dẫn đầu các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển Công nghệ Thông tin - Truyền thông (ICT Index) Việt Nam liên tục trong 6 năm là điều không đơn giản ; càng không đơn giản khi nâng tầm mức ứng dụng CNTT và Truyền thông vào các lĩnh vực của đời sống, nhất là quản lý hành chính và quản trị xã hội. Nếu không nâng được tầm ứng dụng lên một bậc cao hơn, điều đó đồng nghĩa với TP Đà Nẵng dậm chân tại chỗ và tụt hậu so với chính vị trí mà mình đã xác lập được. Trong nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng CNTT và Truyền thông vào các lĩnh vực của đời sống, được sự ủy quyền của UBNDTP, Sở Thông tin và Truyền thông TP đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa UBND thành phố với Tập đoàn CNTT Cisco về việc hợp tác vận động, đưa Đà Nẵng vào danh sách các thành phố trên thế giới được Ngân hàng Thế giới tài trợ xây dựng “ Thành phố phát triển kinh tế sinh thái bền vững (Eco2Cities)”. Và hôm nay, thêm một sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong hợp tác-phát triển giữa UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng với Tập đoàn IBM (International Business Machines), với đại diện có mặt hôm nay là lãnh đạo cấp cao của IBM Việt Nam. Trong những lĩnh vực mà chúng tôi hết sức quan tâm để triển khai ở tầm mức cao hơn các ứng dụng CNTT vào quản lý giao thông, thực phẩm, nước, chính phủ điện tử, khoa học và công nghệ,... với mục tiêu xây dựng TP phát triển Kinh tế - Sinh thái bền vững, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng đã đi đến quyết định hợp tác cùng IBM trong tầm nhìn xây dựng một Đà Nẵng - đô thị đang trên đà phát triển - trở nên thông minh, năng động và nhân văn hơn. Chúng tôi quyết định chọn IBM vì chính IBM là Tập đoàn CNTT đầu tiên đã khởi xướng chương trình hành động xây dựng những TP thông minh. Ở đó, cộng đồng được thụ hưởng tất cả tiện ích và sự an toàn mà CNTT và Truyền thông mang lại. Ông Phạm Kim Sơn – Thành ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP trả lời phỏng vấn ictdanang. |
Đại diện Sở Tài nguyên & Môi trường (ông Nguyễn Đình Anh-Phó GĐ)- ảnh trên, đại diện Sở Giao thông vận tải (chị Nguyễn Thị Duyên - Phó Phòng Kế hoạch) đã đóng góp cho diễn đàn 2 tham luận về xây dựng TP thông minh ở 2 góc nhìn: Kiểm soát ô nhiễm và quản lý giao thông. 2 tham luận lập tức thu hút sự quan tâm của giới truyền thông.(ảnh:T.Ngọc) |
Cũng trong buổi lễ sáng nay, sau các nghi thức của việc ký kết biên bản hợp tác chiến lược song phương, các đại biểu đã nghe đại diện Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Giao thông vận tải TP trình bày 2 tham luận được chuẩn bị khá công phu.
Đó là tham luận “ Thực trạng và nhu cầu giám sát nước thải công nghiệp ở Đà Nẵng “ ; “ Thực trạng hệ thống giám sát và điều khiển giao thông tại TP Đà Nẵng “. Các báo cáo đã chỉ rõ yêu cầu hết sức bức thiết của việc tăng cường hơn nữa trong quản lý và phải đẩy mạnh kiểm soát những vấn đề như ô nhiễm do nguồn nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không tốt ở các KCN-KCX ; vấn đề ùn tắt giao thông ở đô thị.
IBM đề xuất thông qua một trung tâm điều hành hợp nhất, các thành phố có thể: • Thu thập, phân tích và phản ứng chính xác trước các thông tin về các hệ thống và dịch vụ của thành phố, bao gồm cả các hệ thống đảm bảo an toàn xã hội, giao thông, nước, các tòa nhà, dịch vụ xã hội và các cơ quan. • Phân tích thông tin thời gian thực để mô hình hóa và dự báo chính xác hơn về các vấn đề nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của sự gián đoạn hoạt động đối với công dân. • Tích hợp thông tin thời gian thực từ nhiều hệ thống của thành phố nhằm hỗ trợ việc ra quyết định mang tính chất cộng tác để nhanh chóng đối phó với các biến cố và sự kiện. |
Ông Lê Chưa – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết :
Những kinh nghiệm và chuyên môn sâu về xây dựng Thành phố Thông minh hơn của IBM sẽ hỗ trợ đắc lực cho chính quyền TP cũng như các ngành chức năng Đà Nẵng giải quyết thành công những thách thức của phát triển đô thị. Hiện nay, ngay như Sở Giao thông vận tải chúng tôi cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin rất nhiều vào quy trình theo dõi và quản lý. Tuy nhiên chúng tôi ý thức rằng, tất cả mới chỉ bắt đầu thôi, và các ứng dụng cũng còn mang tính sơ khai lắm.
Xây dựng một đô thị thông minh hơn, như chúng tôi đã nói, là cả một quá trình và phải đặt ở tầm nhìn 5, 10 năm, thậm chí lâu hơn. Đây không phải là câu chuyện có thể giải quyết trong một thời gian ngắn như mong đợi hoặc áp đặt của mỗi chúng ta – Tổng Giám đốc IBM Việt Nam, ông Võ Tấn Long bày tỏ. Chính vì vậy, sự hợp tác giữa IBM với chính quyền các đô thị, với ngành Thông tin và Truyền thông của các đô thị để giải quyết từng nhóm vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.
Ông Long cũng xác định quy trình xây dựng sẽ đi theo tuần tự gồm Giai đoạn thử nghiệm – Vận hành kỹ thuật – chọn và áp dụng một số giải pháp – nghiên cứu để cải tiến cho phù hợp hơn – cuối cùng là hoàn chỉnh một quy trình, một giải pháp có tính đồng bộ, hợp nhất cao nhất, hiệu quả nhất .
Trong bối cảnh phần lớn dân số thế giới đang di cư tới các thành phố, các hệ thống trọng yếu của thành phố như nước, điện và giao thông đang chịu áp lực lớn và bị đẩy đến điểm tới hạn. Đối với các công dân, một thành phố thông minh hơn cũng có thể đơn giản đồng nghĩa với việc tự động tìm kiếm con đường ngắn nhất để đi đến cơ quan, điện và nước được cung cấp một cách an toàn, ổn định, đường sá an toàn hơn, vv... Người tiêu dùng hiện nay cũng ngày càng trở nên thông thái với kỳ vọng rằng các tiêu chuẩn về chất lượng cuộc sống của họ được đáp ứng cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế của các thành phố. |
Một hành tinh thông minh hơn được bắt đầu từ những TP thông minh hơn. |