Điều gây bất ngờ là giống lúa mỳ này được phát hiện và lai tạo chỉ đơn thuần nhờ kỹ thuật nhân giống truyền thống. Theo đó, các nhà khoa học đã đưa vào giống lúa mới một loại gen chịu mặn bắt nguồn từ một giống lúa mỳ sơ khai có tên khoa học là Triticum monococcum. Gen chịu mặn này ngăn không cho natri xâm nhập lên lá, giúp tăng khả năng chống chịu với điều kiện nhiễm mặn của cây trồng. Theo TS Rana Munns, tác giả chính của nghiên cứu, tính mặn gây ảnh hưởng tới hơn 20% diện tích đất nông nghiệp trên thế giới, đồng thời do tác động của biến đổi khí hậu, nó còn trở thành mối đe dọa lớn dần đối với hoạt động sản xuất lương thực ở nhiều quốc gia. Do đó, việc lai tạo thành công giống lúa mới chịu được độ mặn cao có thể coi là một đóng góp ý nghĩa cho bà con nông dân vẫn đang hàng ngày phải chống chọi với tình trạng đất nhiễm mặn để canh tác và sinh tồn. |
Bao bì và giấy (306) Cao su, Nhựa, Hóa chất (793) Công cụ, dụng cụ (3708) Công nghệ sinh học (-1) Cơ khí - Chế tạo máy (2048) Dịch vụ kinh doanh (1373) Dụng cụ đo lường và phân tích (1535) Hành lý, Túi và Vali (45) Linh kiện điện tử (271)
Lĩnh vực khác (40) Máy móc thiết bị (2848) Môi trường (562) Nhựa và Cao su (363) Nông nghiệp (516) Năng Lượng (213) Năng lượng, Khoáng sản, kim loại và nguyên vật liệu (301) Phần mềm và phần cứng máy tính (680) Quà tặng và đồ thủ công (-1)