Làm sao để lọt vào 10% startup thành công?

Ngày càng nhiều người tham gia làm startup, trong đó có những doanh nhân tài năng, hiểu biết về thị trường và các thủ thuật kinh doanh. Thế nhưng, theo Inc., có đến 90% startup thất bại. Vậy làm cách nào để startup của bạn lọt vào số 10% startup thành công ít ỏi. 

Inc. cho biết, các startup thất bại vì sa vào những sai lầm cơ bản, thiếu cân nhắc từ khi xác định tính phù hợp của ý tưởng, xây dựng mô hình kinh doanh cho đến quá trình vận hành công ty.

Nhiều doanh nhân hào hứng với những ý tưởng mới mẻ, tự tin về một thị trường không có cạnh tranh mà quên đặt cho mình những câu hỏi khắt khe, tự kiểm tra trình độ, sự hiểu biết của mình với thị trường. Họ như những chiến binh xung trận mà thiếu sự chuẩn bị vũ khí, thất bại là điều khó tránh. 

Dưới đây là 3 câu hỏi mà một startup cần trả lời một cách trung thực, thẳng thắn nhằm đánh giá khách quan về startup của mình. Đây là những yếu tố quan trọng để bạn có thể lèo lái startup của mình lọt vào danh sách 10% startup thành công. 

1. Ý tưởng của tôi có thật sự cần thiết? 

Yếu tố cốt lỗi của một doanh nghiệp thành công và bền vững là cung cấp giải pháp giải quyết được nhu cầu, mong muốn thiết thực của con người, hoặc nó giải quyết được ít nhất một vấn đề trong thị trường.

Đây là yếu tố rất quan trọng để bạn kiểm chứng, nghiên cứu ý tưởng mà bạn đang ấp ủ có thực tế không, đặt ra các thách thức giả định để xem ý tưởng có thật sự hữu ích hay không.

Một báo cáo của Fortune cho thấy 42% các founder startup thú nhận rằng thị trường đã không hấp dẫn như những gì họ nghĩ. Để tránh thất bại vì lý do này, bạn cần tìm ra “khoảng trắng” trong thị trường. Đó chính là những thị trường ngách, là những giải pháp mà đối thủ của bạn chưa nghĩ ra. Tất nhiên, bạn cũng phải biết đối thủ của mình là ai để có những đánh giá thị trường đầy đủ, khách quan nhất. 

Nếu bạn trung thực với các đánh giá thị trường và cơ hội của bạn tại thị trường đó, bạn sẽ biết cần làm gì để phát triển, luôn dự kiến được những rủi ro sắp đến và có phương án giải quyết. Cách tốt nhất là quan sát, nghiên cứu khách hàng mục tiêu, xác định khoảng trống thị trường cho startup của mình.

2. Bạn đã kiểm tra ý tưởng của mình chưa?

Những startup công nghệ luôn cần xây dựng những “prototype” - mô hình 3D hay bản beta của ứng dụng nào đó. Đây chính là kênh quan trọng để những khách hàng mục tiêu của bạn dùng thử sản phẩm, giúp bạn đánh giá, đo lường sức hấp dẫn của ứng dụng và các yếu tố khiến khách hàng tiềm năng của bạn click, tải về, kích hoạt và sử dụng và chia sẻ ứng dụng/sản phẩm của bạn.

Mọi khía cạnh như mô hình định giá, các kênh mua hàng, giá cả, chiến lược chuyển đổi, thông điệp thương hiệu,... đều cần được xem xét với tư cách người dùng cuối.

Bạn cũng cần tìm kiếm, thu thập thông tin phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng và thường xuyên, về tất cả các khía cạnh giá cả, thiết kế, thông điệp của startup, cách thức download sản phẩm.

Sau đó, tất nhiên, bạn nên suy nghĩ đến chiến lược xây dựng thương hiệu trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Một bí mật dành cho startup là: xây dựng thương hiệu cũng chính là một phần trong thiết kế sản phẩm.

Một lỗi phổ biến của các startup chính là đã chờ đợi quá lâu mà không kiểm tra các chi tiết trên. Bằng các phương tiện hiện đại, nền tảng đo lường, mạng xã hội, startup sẽ nhanh chóng biết được khách hàng của bạn muốn và không muốn gì, giúp tránh lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc xây dựng những sản phẩm thiếu định hướng.

3. Bạn là ai, hướng đến điều gì?

Có phải lý do để bạn theo đuổi một startup là bởi vì bạn tin rằng ý tưởng của bạn có thể giải quyết một vấn đề nào đấy và thay đổi thế giới? Đó là một mục đích tốt đẹp và có khả năng truyền cảm hứng cho đội nhóm của bạn. Bạn nên cho những cộng sự của bạn có một tầm nhìn rõ ràng về tương lai công ty.

90% các startup thất bại đã không nhất quán khi đưa ra lý do họ bắt đầu startup, không nhận thức được vị thế, thách thức và cơ hội, và thất bại. Chỉ khi nào nội bộ công ty bạn biết rõ về mình, bạn mới có thể chia sẻ thông điệp đó với công chúng.

Hãy nhớ rằng, bạn đang xây dựng một doanh nghiệp, không phải một ý tưởng. Có được thông tin thị trường là cách để bạn xem startup có cơ hội tồn tại hay không trước khi thực hiện các chiến lược khác, giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nguồn lực và chắc chắn rằng bạn tạo ra một sản phẩm được khách hàng yêu thích.

http://techmartdanang.vn/