Mảnh giấy cổ tiết lộ về hôn nhân của Chúa

Một dòng chữ trong mảnh giấy bị xé nát này viết “Đức Chúa Giêxu nói với họ rằng "Vợ ta..." ”và những dòng sau có viết: “Cô sẽ là môn đồ của ta”.

Tác giả của phát hiện này, Karen King, nhà sử học nghiên cứu về đạo Cơ Đốc thời kỳ đầu, là tác giả của nhiều cuốn sách viết về những phát hiện các bản Phúc Âm mới và là giáo sư khoa thần học tại trường đại học Harvard. King lần đầu tiên được tiếp cận với mảnh giấy này vào năm 2011 và từ đó đến nay bà không ngừng nghiên cứu về nó cùng với sự giúp đỡ của một nhóm các học giả khác.

Mảnh giấy cói được viết bằng ngôn ngữ Coptic đề cập đến cuộc nói chuyện của Đức Chúa Jesus về vợ.
Mảnh giấy cói được viết bằng ngôn ngữ Coptic đề 
cập đến cuộc nói chuyện của Đức Chúa Jesus về vợ.

Theo NewYork Times, bà và các cộng sự đã kết luận rằng mảnh giấy này không phải là giả mạo và sẽ trình bày phát hiện của mình tại Hội nghị Quốc tế về Nghiên cứu Giáo phái Coptic tại Rome.

Mảnh giấy này được viết theo tiếng Coptic, ngôn ngữ được các nhà truyền giáo Cơ Đốc thời xưa ở Ai cập sử dụng, vẫn chưa rõ có nguồn gốc từ đâu và ai là chủ sở hữu mảnh giấy này. Các học giả cho rằng mảnh giấy này có thể khơi mào cho nhiều cuộc tranh luận có từ rất lâu: Chúa Jesus đã kết hôn? Mary Magdalene có phải là vợ của ông và ông đã nhận bà là môn đệ?

King cũng lưu ý rằng phát hiện này không nên được xem là bằng chứng chỉ ra rằng Jesus đã kết hôn. Các dòng chữ trong mảnh giấy được viết hàng thế kỷ sau thời gian Đức Chúa Jesus còn sống và tất cả tác phẩm văn học của Cơ Đốc Giáo cũng không nêu lên nghi vấn gì về tình trạng hôn nhân của Đức Chúa Jesus.

“Mảnh giấy này cho thấy những người theo đạo Cơ Đốc từng truyền miệng rằng Đức Chúa Jesus đã kết hôn. Có một cuộc tranh luận như chúng ta đã từng biết từ hồi thề kỷ thứ hai về việc Đức Chúa Jesus đã kết hôn hay chưa”, bà Karen nói.

Theo như báo The Times, các nhà nghiên cứu văn bản trên giấy cói và nhà nghiên cứu ngôn ngữ Coptic cho rằng họ bị thuyết phục bởi tính xác thực của mảnh giấy nhờ vào vết mờ của mực trên giấy cói và những vết mực dính trên những mép giấy. Từ ý tưởng, chữ viết cho đến văn phạm trong mảnh giấy hầu như không thể nào làm giả được.

LiveScience cho biết một số dòng chữ trong mảnh giấy rất giống với những đoạn trích trong Phúc Âm của Thomas và Mary, đều được viết từ cuối thế kỷ thứ hai và được dịch sang ngôn ngữ Coptic. Giáo sư King đoán rằng mảnh giấy này cũng được sao chép từ một đoạn trích bằng tiếng Hi Lạp ở thế kỷ thứ hai.