Ngành công nghiệp ICT sẽ là chìa khóa thành công của VN

04/9/2009, 07:49:51
Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc, Cố vấn học viên Nghiên cứu Điện tử Viễn thông quôc gia ông Yang Seung Taik. Ảnh: TN
 

Đến từ một quốc gia mạnh nhất nhì trên thế giới về CNTT, cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc , Cố vấn học viên Nghiên cứu Điện tử Viễn thông quốc gia, ông Yang Seung Ta ik cho rằng ngoài yếu tố nhân lực đương nhiên phải luôn có sự chú trọng, phát triển tốt ngành công nghiệp ICT sẽ giúp Việt Nam sớm trở thành một quốc gia mạnh về CNTT như kỳ vọng.

Chia sẻ với phóng viên bên lề Diễn đàn Công nghệ thông tin WITFOR 2009, ông Yang Seung Taik đánh giá, ngành CNTT của Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ trong những năm gần đây. Dù rằng vấn đề khủng hoảng tài chính vừa qua cũng đã ảnh hưởng ít nhiều khiến sự tăng trưởng có phần châm lại, tuy nhiên, ngành CNTT Việt Nam vẫn đang giữ được những mức phát triển ấn tượng.

 

“Để trở thành quốc gia mạnh về CNTT trong thời gian tới, điều cần nhất là phải phát triển tốt về công nghiệp. Con người đã tạo ra mọi thứ, trong đó có CNTT, vì vậy, không nhất thiết cứ phải quá chú trọng phát triển về nguồn nhân lực vì việc này đã trở thành điều tất yếu, nên phải quan tâm tới việc phát triển ngành công nghiệp CNTT. Khi ngành Công nghiệp phát triển thì sẽ đẩy các yếu tố khác của CNTT cùng đi lên” - ông nói.

 

Trong ngày thứ hai của Diễn đàn Công nghệ thông tin, ông Yang Seung Taik đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu của Hàn Quốc với các đại biểu quốc tế và Việt Nam trong việc làm thế nào để trở thành một quốc gia có ngành CNTT phát triển. Những bài học của Hàn Quốc cho thấy một kỳ tích thực sự từ những chính sách phát triển đúng đắn được chia sẻ đã khiến rất nhiều đại biểu tham dự quan tâm.

Ông Yang Seung Ta ik cho biết, để có thể đi lên từ xuất phát điểm gần như là con số 0 tròn trĩnh, H àn Quốc đã có tới 40 năm để hoàn thành một cơ sở hạ tầng và tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm cho một ngành CNTT phát triển dựa trên việc xây dựng một xã hội thông tin mạnh.

 

Từ trước những năm 80 của thế kỷ trước, để phát triển CNTT, Hàn Quốc đã đầu tư mạnh và đã xây dựng đề án cho tài chính và công nghiệp phát triển. Khi ngành công nghiệp đã tăng trưởng tốt và đem lại nguồn thu, Hàn Quốc đã lấy lợi nhuận từ công nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển cho ngành CNTT.

 

Vào n ăm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến cho hàng triệu người dân Hàn Quốc chịu cảnh thất nghiệp. Khi đó, để kiếm việc làm mới cho 10 triệu người mất việc trong giai đoạn này, nhằm tạo việc làm mới cho họ , Hàn Quốc đã quyết định phát triển mạng băng rộng . Hàn Quốc đã là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển dịch vụ ADSL trở thành một sản phẩm thương mại khiến việc sử dụng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày.

 

Từ khủng hoảng, Hàn Quốc đã đi lên bằng những chính sách phát triển táo bạo và quyết liệt như vậy. Hàn Quốc đã là quốc gia đầu tiên thương mại mạng di động công nghệ CDMA trên thế giới vào năm 1996. Mười năm sau, mạng 3G của Hàn Quốc cũng lớn mạnh nhất thế giới.

Hàn Quốc đã có thể tự hào với một hạ tầng kỹ thuật CNTT lớn nhất nhì thế giới nhờ sự kết hợp của mạng lưới kỹ thuật số và một nền tảng xã hội thông tin phát triển mạnh. Tính đến năm 2007, Hàn Quốc đã có gần 36 triệu thuê bao Internet băng rộng, chiếm 74% dân số, 90% người dùng di động với 43,5 triệu thuê bao. Ngành ICT đã góp phần vào 29,% GDP Hàn Quốc. Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đứng số trong Bảng Chỉ số Cơ hộ i s ( Digital Opportunity Index - DOI) .

 

Hàn Quốc đã mất tới 40 năm để có một nền CNTT phát triển, bài học kinh nghiệm nữa của chúng tôi đó là phải có sự tham gia của nhiều thành phần trong đó có các doanh nhân trong xã hội với những sáng tạo, dám quyết, dám làm.  

 

Còn với Việt Nam, dù rằng đặc điểm của mỗi quốc gia có khác nhau, không thể áp đặt hoàn toàn kinh nghiệm của Hàn Quốc vào Việt Nam, song ông Ya ng Seung Ta ik cũng cho rằng với khả năng học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm từ nhiều quốc gia khác, Việt Nam sẽ sớm thành công trong mục tiêu phát triển của mình.


 Theo Web site Sở Thông tin và TT Đà Nẵng ( Nhật Quang (tổng hợp từ Internet))