Nhân kỷ niệm Ngày triết học thế giới (18.11) và 35 năm thành lập Khoa Giáo dục chính trị (9.11.1976 - 9.11.2011), ngày 7.11.2011, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: Nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Cư - Chủ nhiệm Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong bối cảnh toàn cầu hóa (trong đó có toàn cầu hóa về văn hóa) thì vai trò của triết học không hề giảm đi mà nó càng khẳng định vai trò to lớn trong nhận thức và cải tạo thế giới. Toàn cầu hóa có tính hai mặt, vừa tạo ra thời cơ phát triển, vừa tạo ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia, dân tộc. Trước tác động của toàn cầu hóa, nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta chưa bao giờ phải đối mặt với những thách thức to lớn như hiện nay. Triết học Việt
Tại Hội thảo, các nhà khoa học cũng bày tỏ sự đồng tình với nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy triêt học ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở lý luận và thực tiễn cần khẳng định rõ quan điểm của Đảng: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng; phép biện chứng là công cụ nhận thức giúp chúng ta hiểu được xu hướng vận động của xã hội hiện đại, củng cố niềm tin vào sự phát triển đi lên của đất nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt