Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft

Phần lớn trong số đó chìm vào quên lãng, một số vì Microsoft chưa chăm chút kĩ sản phẩm mà chỉ sản xuất để thăm dò thị trường, một vài ý tưởng hay ho khác lại gặp khó khăn vì nền tảng công nghệ tại thời điểm ra mắt chưa đủ phát triển - đơn cử như tablet PC do Bill Gates giới thiệu hồi 2002. Tuy vậy, trong mớ phần cứng hỗn động này của Microsoft vẫn có một số sản phẩm từng thực sự tạo được dấu ấn trên thị trường.

1983: Microsoft Mouse
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 1

Được nhiều người dùng trìu mến gọi bằng cái tên "Quaí vật mắt xanh", tại thời điểm ra mắt Microsoft Mouse được cung cấp kèm với Microsoft Word, Notepad. Sau khi tham khảo Apple LISA, Bill Gates lập tức nhận ra rằng tương lai của nền tảng PC nằm trong việc tạo ra giao diện (GUI) thân thiện với người dùng. Và Microsoft mouse là một trong những thành quả đầu tiên của định hướng này, được ra mắt để phục vụ hệ điều hành Windows 1.0 đầu tiên.

1994: Microsoft Natural Keyboard
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 2

Những năm 90 của thế kỉ trước chưa phải thời cực thịnh của thị trường PC, nhưng nhu cầu sử dụng máy tính cá nhân cũng đã lan rộng đủ để người ta bắt đầu lo đến các ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng máy tính thường xuyên, đặc biệt là các bệnh lí về xương cổ tay.  Đó cũng là lí do bộ bàn phím do Microsoft ra mắt đã thu hút được rất nhiều sự chú ý và ít nhất cũng được ưa chuộng hơn thiết kế bàn phím cũ kĩ bán kèm máy mới. Được thiết kế nhằm tạo sự thoải mái cho cổ tay người dùng khi gõ phím, đồng thời giúp giữ đúng tư thế ngồi, các sản phẩm thuộc dòng này đều được nhiều người dùng ưa chuộng suốt vòng đời của mình, từ mẫu đầu tiên ra mắt năm 1994, các bản nâng cấp vào 1998, 1999 đến mẫu the Natural Ergonomic Keyboard 4000 của năm 2005. Gần đây nhất là thiết kế Arc Keyboard của năm 2010.
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 3

1996: IntelliMouse

Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 4
 
Microsoft cho ra mắt IntelliMouse vào cuối năm 1996, đặt nền móng để phát triển hàng loạt mẫu chuột máy tính được yêu thích mãi đến sau này. Có thể nói những chức năng ta thường thấy trên các mẫu chuột hiện đại như nút cuộn, cảm ứng quang học, nút chức năng “back” và “forward”, thiết kế công thái học (tiện dụng cho từng bên tay của người dùng) phần lớn đều lấy cảm hứng từ các sản phẩm chuột của Microsoft.  Tiêu biểu là mẫu chuột mang nhãn “Natural” đầu tiên Natural Wireless Laser Mouse 6000.

Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 5

Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 6
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 7

Suốt lịch sử công ty, Microsoft không ngừng cải tiến các ý tưởng sản xuất chuột máy tính, ngoài các chức năng thường thấy ở trên, còn phải kể đến các thiết kế như chuột gập Arc Mouse (2008), chuột biến hình Arr Touch (2010) hay chuột không nút bấm Touch Mouse (2011).

1996: SideWinder
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 8

Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 9

Trong chúng ta hẳn có người còn nhớ thời mà gamepad và joystick vẫn được ưa chuộng cho PC gaming, và khi nhắc đến PC thì không thể không kể đến Microsoft. Dòng gamepad SideWinder tuy đã bị Microsoft khai từ từ 2003 do doanh số không được như mong đợi, nhưng các mẫu joystick gắn mác SideWinder Pro vẫn được nhiều người ưa chuộng mãi đến sau này. Hơn thế nữa, các sản phẩm chuột và bàn phím gắn mác SideWinder hiện nay vẫn là một trong những dòng sản phẩm gaming phổ biến.
 
1998: hệ thống điện thoại không dây
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 10

Ngày nay, chúng ta có đủ các công cụ không dây và có dây, phần cứng lẫn phần mềm để thực hiện cuộc gọi thoại từ bất kì đâu. Nhưng thời những năm 90 của thế kỉ trước, điện thoại MP-900 của Microsoft là một trong những sản phẩm đầu tiên có thể kết nối với PC và hệ thống mạng để thực hiện cuộc gọi “không dây”. Đáng tiếc, Microsoft cũng lại nhanh chóng khai tử sản phẩm này chỉ 1 năm sau khi ra mắt. Những người dùng yêu thích chiếc điện thoại này của mình cũng bị Microsoft bỏ rơi kể từ Windows XP trở đi.

1998:  Loa DSS80 
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 11

DSS80 là dàn âm thanh duy nhất từng được Microsoft bán ra thị trường. Ngoài hai loa vệ tinh, loa subwoofer của dàn này kiêm luôn cả chức năm của amplifier giúp người dùng tiết kiệm chi phí cho soundcard. Đây cũng là một trong những hệ thống âm thanh đầu tiên sử dụng kết nối USB. Tuy có chất lượng không đến nỗi tệ, một số lỗi liên quan đến việc điều chỉnh âm lượng, sản phẩm này có doanh số không mấy khả quan. Và Microsoft, lại như mọi khi, khi không thành công lập tức "bỏ của chạy lấy người".

2001: Xbox
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 12

Giữa thời đại mà Sony, Sega and Nintendo đang thống trị thế giới game console, nhiều người đã bật cười khi Microsoft cố chen chân vào mảnh đất màu mỡ này bằng Xbox. Tuy vậy, nhờ một số lợi thế nhất định như việc là máy console đầu tiên có ổ cứng đi kèm để người dùng lưu game và các thông tin khác, cũng như việc Microsoft mua lại Bungie để phát triển dòng game Halo huyền thoại cho Xbox, sản phẩm này là một trong số ít những “thử nghiệm” thành công và tiếp tục được Microsoft cải tiến, hỗ trợ.

2004:Máy quét vân tay Microsoft 
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 13

Từ sớm, Bill Gates đã nhận ra sự bất tiện cũng như rủi ro bảo mật của việc để người dùng tự đặt và nhớ mật khẩu cho các tài khoản của mình. Vì vậy ngay từ  2004, Microsoft đã phát triển máy quét vân tay để làm giải pháp thay thế mật khẩu truyền thống. Đáng tiếc, đây tiếp tục lại là một ý tưởng hay bị giết chết bởi sự hạn chế của công nghệ tại thời điểm ra mắt và sự luộm thuộm trong thiết kế của Microsoft. Được quảng cáo là có thể lưu 10 dấu vân tay cho mỗi tài khoản người dùng và lưu trên hệ thống Windows để giúp người dùng đăng nhập thuận tiện hơn, nhưng sản phẩm này lại không hề có một cơ chế mã hóa nào. Bất cứ ai cũng có thể tìm đến các file chứa thông tin vân tay, và với một vài công cụ đơn giản, toàn bộ quyền của các tài khoản khác trên máy sẽ nằm trong tay kẻ đó. 

2005: Xbox 360
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 14

Dựa trên thành công của Xbox, Microsoft bắt đầu giới thiệu Xbox 360 vào khoảng 2003. Thế hệ Xbox 360 đầu tiên lại một lần nữa phản ánh sự luộm thuộm của Microsoft bằng việc gieo cho người dùng nỗi ám ảnh “Vòng tròn đỏ tử thần" (Red Ring of Death – RRoD).  Lỗi tản nhiệt này đã gây hỏng một số lượng rất lớn máy Xbox 360 được bán ra, gây nhiều khó chịu cho người dùng và khiến Microsoft tiêu tốn gần 1 tỷ USD tiền bồi thường.

Cải tiến đáng kể của Xbox360 so với Xbox có lẽ phải kể đến ổ cứng rời phía trên nóc máy, giúp việc thay đổi hay mở rộng dung lượng lưu trữ thuận tiện hơn. Cũng nhờ thiết kế này, Xbox360 đang được Microsoft cải tiến theo hướng trở thành trung tâm giải trí của cả hộ gia đình, thay vì chỉ phục vụ như một máy gaming console đơn thuần.

2006: LifeCam
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 15

Hồi 2006, xu hướng chat qua video trở nên rất được ưa chuộng, và Microsoft lại quyết định nhảy vào cuộc chơi bằng dòng webcam LifeCamp. Các mẫu webcam này được tối ưu cho dịch vụ Window Live Mesenger và cho chất lượng hình ảnh cũng như âm thanh (từ microphone tích hợp) khá ổn. Nhờ một số chức năng thuận tiện khác như nút bấm giúp kết nối ngay lập tức, cho phép chụp ảnh và quay video…dòng sản phẩm này cũng dành được chỗ đứng nhất định trên thị trường. Ngày nay, Microsoft đã phát triển khá nhiều mẫu LifeCamp phục vụ các nhu cầu đa đạng của người dùng trên đủ các phân khúc thị trường, cộng thêm cả các bộ Lifechat Headset.
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 16

2006: Zune

Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 17

Zune là câu trả lời của Microsoft cho iTunes của Apple. Đi kèm với dịch vụ cửa hàng âm nhạc trực tuyến ,Microsoft giới thiệu máy chơi nhạc Zune dung lượng 30GB để cạnh tranh với iPod, nghe có vẻ rất hứa hẹn. Kết quả là với sự luộm thuộm của mình, các lỗi phần cứng Microsoft để sót trên Zune khiến thế hệ đầu của sản phẩm này gần như ngay lập trức trở thành trò hề của thế giới công nghệ.

Lần này thì chưa vội bỏ cuộc, Microsoft tiếp tục phát triển Zune qua hai thế hệ phần cứng và ba thế hệ phần mềm, hỗ trợ từ game, nhạc đến các chức năng mua bán và chia sẻ nội dung số, thậm chí cả màn hình cảm ứng OLED trên Zune HD hồi 2009.

2007: Microsoft Surface 1.0
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 18

Các thiết bị cảm ứng mang tên Surface ban đầu chủ yếu phục vụ nhu cầu thương mại, thường được đặt trong các sảnh lớn của các khu thương mại hay giải trí. Các đặc điểm như màn 30 inch, hỗ trợ cảm ứng đa điểm 52 chạm cùng lúc và khả năng phân biệt vật thể (như ngón tay và xúc xắc) rõ ràng chỉ phát huy lợi thế trong các môi trường sử dụng này

Các ứng dụng đi kèm cũng rất hạn chế: trình duyệt ảnh, video và vài game do Microsoft viết. Vì vậy Surface 1.0 nhanh chóng kết thúc vòng đời hồi 2011, thay vào đó Microsoft sản xuất phần mềm Surface 2.0 cho máy Samsung SUR40. Hồi tháng 6 khi Microsoft giới thiệu dòng tablet-notebook Surface của mình, Surface 2.0 đã phải đổi tên thành PixelSense.

2010: Kinect
 
Nhìn lại lịch sử sản xuất phần cứng của Microsoft 19

Nằm cuối danh sách là "hotboy" Kinect. Được giới thiệu từ tận cuối 2010, các trang tin công nghệ không ngừng ca ngợi “tiềm năng” của sản phẩm này suốt những năm vừa qua. Dù sao thì đây cũng là một trong những ý tưởng hay nhất không bị chết yểu bởi các lỗi vớ vẩn của Microsoft( dù rằng có tin đồn chất lượng đó xuất phát từ nguồn gốc… quân sự của Kinect). Được tổ chức kỉ lục thế giới Guiness ghi nhận vào năm 2011 là “thiết bị điện tử tiêu dùng bán chạy nhất”, tiềm năng sử dụng của Kinect khi đưa lên PC là cực lớn. Ngoài Xbox, có thể nói Kinect là thành tựu lớn nhất của Microsoft trong mảng phần cứng. 

Kết

Trong danh sách trên không có tên Surface RT và Surface Pro là 2 sản phẩm phần cứng mới nhất đến từ gã khổng lồ phần mềm. Sở dĩ như vậy bởi chúng ta đã cố quá nhiều bài viết về chúng trong thời gian gần đây và có lẽ bạn đọc đã hiểu khá rõ chúng. Còn số phận chúng như thế nào, chỉ có thời gian mới có thể trả lời.