Không phải chỉ những trang trại lớn mới áp dụng mô hình nông nghiệp thông minh, mà hiện nay nhiều hộ dân ở Hà Nội cũng manh nha áp dụng công nghệ tiên tiến để phát triển những khu vườn mini của gia đình.
Vợ chồng anh Hưng, chị Vân đã tạo cho mình một vườn hoa nhỏ diện tích 4m2 ở ban công căn hộ chung cư của gia đình. Điều đáng nói là với hệ thống tưới nước tiên tiến, dù có về quê, anh Hưng vẫn có thể dùng smartphone điều khiển việc tưới tiêu.
Nhờ tìm hiểu những tài liệu về nông nghiệp thông minh, ngay khi mới làm vườn, anh Hưng đã thiết lập hệ thống tưới tự động có hẹn giờ theo ý muốn. Là người yêu thích công nghệ, anh đã tự tìm tòi, nghiên cứu và lắp đặt hệ thống.
Để đảm bảo cho việc tưới nước được đều đặn, kể cả khi mình vắng nhà, anh Hưng lắp thêm hệ thống điều khiển việc tưới nước từ xa bằng phần mềm trên điện thoại. Anh đặt hẹn giờ tưới 8 lần một ngày với lượng nước vừa phải thay vì tưới thật nhiều nước trong 1-2 lần.
Anh Hưng cho biết, với hệ thống này, anh thiết kế vòi nước chôn dưới đất, có sỏi chèn ở trên đảm bảo cho nước không bị bắn ra bên ngoài. Với những cây cần ít nước, anh thắt cho vòi nhỏ lại để nước chảy ít hơn. Do nhà chỉ có hai vợ chồng nên anh Hưng chủ yếu trồng hoa làm đẹp nhà, thêm vài cây ớt, khế ăn không hết quả đem cho người thân, bạn bè.
Một hộ dân khác cũng ứng dụng nông nghiệp thông minh để tạo vườn rau của gia đình, đó là gia đình bà Sương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Sợ hãi trước những thông tin về rau củ Trung Quốc tràn lan ở các chợ, bà Sương tự tìm hiểu về mô hình nông nghiệp thông minh để trồng rau sạch cho gia đình, theo hướng tự cung tự cấp.
Thời gian đầu, bà Sương chủ yếu trồng rau trong thùng xốp. Sau đó, tìm hiểu nhiều về các ứng dụng hữu ích của nông nghiệp thông minh, bà bắt đầu triển khai hệ thống trồng rau kết hợp nuôi cá, áp dụng quy trình chăm bón tự động.
Áp dụng mô hình này, các thùng phi nuôi cá nhà bà Sương được kết nối với các chậu cây. Nước có chứa phân cá chảy vào các khay, cây hút nước, chất dinh dưỡng, trả lại nước sạch cho bể cá. Hệ thống này được đặt giờ tự động nên bà sẽ không tốn nhiều công sức chăm sóc.
Khi đã quen, hệ thống trồng rau - nuôi cá với quy trình tự động khép kín khiến cho công việc vườn tược của bà rất đơn giản. Rau xanh tốt mà không cần dùng thuốc. Cá rô phi cũng lớn nhanh hơn.
Dù chi phí làm vườn tốn kém hơn việc đi mua rau ngoài chợ nhưng bà Sương vẫn rất hài lòng. Bà không ngại đi 20-30 km để mua sinh khối giun quế, tới thăm các khu vườn đẹp để học hỏi kinh nghiệm. Nhờ sự chăm chỉ và đam mê tìm tòi công nghệ mà nhà bà Sương và cả gia đình con gái (đã ra ở riêng) lúc nào cũng có rau sạch và vài tháng nữa sẽ có cá để chế biến cho các bữa ăn.
Vợ chồng anh Hưng, chị Vân đã tạo cho mình một vườn hoa nhỏ diện tích 4m2 ở ban công căn hộ chung cư của gia đình. Điều đáng nói là với hệ thống tưới nước tiên tiến, dù có về quê, anh Hưng vẫn có thể dùng smartphone điều khiển việc tưới tiêu.
Nhờ tìm hiểu những tài liệu về nông nghiệp thông minh, ngay khi mới làm vườn, anh Hưng đã thiết lập hệ thống tưới tự động có hẹn giờ theo ý muốn. Là người yêu thích công nghệ, anh đã tự tìm tòi, nghiên cứu và lắp đặt hệ thống.
Để đảm bảo cho việc tưới nước được đều đặn, kể cả khi mình vắng nhà, anh Hưng lắp thêm hệ thống điều khiển việc tưới nước từ xa bằng phần mềm trên điện thoại. Anh đặt hẹn giờ tưới 8 lần một ngày với lượng nước vừa phải thay vì tưới thật nhiều nước trong 1-2 lần.
Anh Hưng cho biết, với hệ thống này, anh thiết kế vòi nước chôn dưới đất, có sỏi chèn ở trên đảm bảo cho nước không bị bắn ra bên ngoài. Với những cây cần ít nước, anh thắt cho vòi nhỏ lại để nước chảy ít hơn. Do nhà chỉ có hai vợ chồng nên anh Hưng chủ yếu trồng hoa làm đẹp nhà, thêm vài cây ớt, khế ăn không hết quả đem cho người thân, bạn bè.
Một hộ dân khác cũng ứng dụng nông nghiệp thông minh để tạo vườn rau của gia đình, đó là gia đình bà Sương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Sợ hãi trước những thông tin về rau củ Trung Quốc tràn lan ở các chợ, bà Sương tự tìm hiểu về mô hình nông nghiệp thông minh để trồng rau sạch cho gia đình, theo hướng tự cung tự cấp.
Thời gian đầu, bà Sương chủ yếu trồng rau trong thùng xốp. Sau đó, tìm hiểu nhiều về các ứng dụng hữu ích của nông nghiệp thông minh, bà bắt đầu triển khai hệ thống trồng rau kết hợp nuôi cá, áp dụng quy trình chăm bón tự động.
Áp dụng mô hình này, các thùng phi nuôi cá nhà bà Sương được kết nối với các chậu cây. Nước có chứa phân cá chảy vào các khay, cây hút nước, chất dinh dưỡng, trả lại nước sạch cho bể cá. Hệ thống này được đặt giờ tự động nên bà sẽ không tốn nhiều công sức chăm sóc.
Khi đã quen, hệ thống trồng rau - nuôi cá với quy trình tự động khép kín khiến cho công việc vườn tược của bà rất đơn giản. Rau xanh tốt mà không cần dùng thuốc. Cá rô phi cũng lớn nhanh hơn.
Dù chi phí làm vườn tốn kém hơn việc đi mua rau ngoài chợ nhưng bà Sương vẫn rất hài lòng. Bà không ngại đi 20-30 km để mua sinh khối giun quế, tới thăm các khu vườn đẹp để học hỏi kinh nghiệm. Nhờ sự chăm chỉ và đam mê tìm tòi công nghệ mà nhà bà Sương và cả gia đình con gái (đã ra ở riêng) lúc nào cũng có rau sạch và vài tháng nữa sẽ có cá để chế biến cho các bữa ăn.
TH