Tại Hội nghị Bộ trưởng thường niên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mới đây ở Pháp, 42 quốc gia đã thông qua dự thảo khuyến nghị “Nguyên tắc của OECD về trí tuệ nhân tạo” (AI).
Dự thảo không mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý mà chỉ mang tính khuyến nghị. Tuy nhiên, do tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có nguyên tắc quốc tế nào về AI, cho nên có thể coi đây là tiêu chuẩn quan trọng trong tương lai của công nghệ AI mà bất kỳ nước nào cũng nên tham khảo khi đưa ra các chính sách liên quan của mình.
Các thành viên OECD đều thừa nhận, AI đang cách mạng hóa lối sống và làm việc, và mang lại lợi ích phi thường cho xã hội và nền kinh tế. Tuy nhiên, AI cũng đặt ra những thách thức mới và cũng đang thúc đẩy những lo lắng và mối quan tâm về đạo đức. Điều này đặt trách nhiệm lên các chính phủ để đảm bảo rằng các hệ thống AI được thiết kế theo cách tôn trọng các giá trị và luật pháp của con người, vì vậy sự an toàn và riêng tư của con người sẽ là tối quan trọng.
Nguyên tắc của OECD về AI là một tham chiếu toàn cầu cho AI đáng tin cậy để các nước có thể khai thác các cơ hội mà AI mang lại theo cách tốt nhất cho tất cả.
Theo ông Angel Gurría, Tổng thư ký OECD, Dự thảo có nội dung xác định AI phải theo đuổi sự phát triển bền vững, xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và khoẻ mạnh, mang lại lợi ích cho con người và Trái đất. OECD khuyến nghị hệ thống AI phải được thiết kế sao cho đảm bảo tôn trọng về sự chi phối của luật pháp, quyền con người, giá trị dân chủ, tôn trọng tính đa dạng, và phải bao gồm các biện pháp an toàn thích hợp, vì một xã hội công bằng.
Dự thảo khuyến nghị “Nguyên tắc của OECD về trí tuệ nhân tạo” cũng lưu ý việc nên đảm bảo quy trình công khai minh bạch với toàn bộ hệ thống AI, sao cho người dùng có thể hiểu và đưa ra phản bác về kết quả khi vận hành trí tuệ nhân tạo, đồng thời có thể can thiệp khi cần.
Dự thảo cũng khuyến nghị chính phủ các nước OECD thúc đẩy hơn nữa đầu tư cả ở khối nhà nước và tư nhân vào nghiên cứu và phát triển AI một cách đáng tin cậy, quản lý và giám sát AI một cách có trách nhiệm, đồng thời kêu gọi các nước chia sẻ thông tin, hợp tác cùng nhau trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về AI.
Các thành viên OECD đều thừa nhận, AI đang cách mạng hóa lối sống và làm việc, và mang lại lợi ích phi thường cho xã hội và nền kinh tế. Tuy nhiên, AI cũng đặt ra những thách thức mới và cũng đang thúc đẩy những lo lắng và mối quan tâm về đạo đức. Điều này đặt trách nhiệm lên các chính phủ để đảm bảo rằng các hệ thống AI được thiết kế theo cách tôn trọng các giá trị và luật pháp của con người, vì vậy sự an toàn và riêng tư của con người sẽ là tối quan trọng.
Nguyên tắc của OECD về AI là một tham chiếu toàn cầu cho AI đáng tin cậy để các nước có thể khai thác các cơ hội mà AI mang lại theo cách tốt nhất cho tất cả.
Theo ông Angel Gurría, Tổng thư ký OECD, Dự thảo có nội dung xác định AI phải theo đuổi sự phát triển bền vững, xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và khoẻ mạnh, mang lại lợi ích cho con người và Trái đất. OECD khuyến nghị hệ thống AI phải được thiết kế sao cho đảm bảo tôn trọng về sự chi phối của luật pháp, quyền con người, giá trị dân chủ, tôn trọng tính đa dạng, và phải bao gồm các biện pháp an toàn thích hợp, vì một xã hội công bằng.
Dự thảo khuyến nghị “Nguyên tắc của OECD về trí tuệ nhân tạo” cũng lưu ý việc nên đảm bảo quy trình công khai minh bạch với toàn bộ hệ thống AI, sao cho người dùng có thể hiểu và đưa ra phản bác về kết quả khi vận hành trí tuệ nhân tạo, đồng thời có thể can thiệp khi cần.
Dự thảo cũng khuyến nghị chính phủ các nước OECD thúc đẩy hơn nữa đầu tư cả ở khối nhà nước và tư nhân vào nghiên cứu và phát triển AI một cách đáng tin cậy, quản lý và giám sát AI một cách có trách nhiệm, đồng thời kêu gọi các nước chia sẻ thông tin, hợp tác cùng nhau trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về AI.
P.A.T (NASATI), theo Diplomatie scientifique (https://www.diplomatie.gouv.fr)