Phần I
MỤC TIÊU
1.Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) trong giai đoạn 05 năm đầu tiên kể từ ngày Đại hội thành lập Hiệp hội là hình thành, củng cố bộ máy tổ chức, xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động, phát triển nguồn nhân lực, phát triển hội viên, phát triển các hoạt động – dịch vụ tạo tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển của Hiệp hội và tăng cường lợi ích của hội viên.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể:
a. Hội viên của Hiệp hội: 150-200 hội viên
b. Xây dựng văn phòng của Hiệp hội tại ĐN
c. Hình thành văn phòng đại diện của Hiệp hội tại TPHCM.
d. Có một đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên nghiệp làm việc thường xuyên tại cơ quan Hiệp hội ở ĐN và văn phòng đại diện tại TPHCM.
e. Bộ máy của Hiệp hội ĐN có đủ các Ban chuyên môn để thực hiện các chương trình, dự án, các hoạt động đã được hoạch định trong bản phương hướng này.
f. Xây dựng, phê chuẩn và tổ chức thực hiện ít nhất là 4 dự án để hình thành và phát triển công cụ hoạt động của Hiệp hội là trung tâm thông tin doanh nghiệp (xây dựng website, xuất bản bản tin Đời sống doanh nghiệp bao gồm bản tin bằng giấy và bản tin online); Trung tâm pháp lý doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nhân và quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
g. Dự kiến sau 05 năm Hiệp hội sẽ hoàn toàn tự chủ về tài chính.
Phần II
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU
1. Phát biểu tổ chức và nguồn nhân lực
a. Phát triển tổ chức của hiệp hội:
Ngay sau đại hội thành lập, bộ máy của hiệp hội được xác lập bao gồm:
l Ban chấp hành
l Ban thường vụ
l Ban kiểm tra
l Các ban chuyên môn
b. Xây dựng văn phòng Hiệp hội:
* Hiệp hội dự kiến thuê văn phòng tại trung tâm công nghệ phần mềm Softech thành phố đang xây dựng tại đường Quang Trung để thuận tiện trong giao dịch và hoạt động. Trước mắt văn phòng Hiệp hội tạm đặt 176 Hùng Vương, Đà Nẵng.
* Mua sắm các trang thiết bị văn phòng và thông tin liên lạc đủ đáp ứng nhu cầu cho Hiệp hội hoạt động.
Trong 5 năm tới, bộ máy của Hiệp hội sẽ phát triển theo các định hướng sau đây:
* Tăng số lượng ủy viên BCH, BTV và điều chỉnh kết cấu của ban BCH, BTV. Số lượng ủy viên BCH, BTV tăng lên tùy thuộc mức tăng hội viên của hiệp hội.Cơ cấu của BCH, BTV sẽ được điều chỉnh theo hướng cân đối số lượng ủy viên BCH, BTV thuộc các ngành, lĩnh vực hoạt động khác nhau.
* Trong giai đoạn 5 năm, Hiệp hội hình thành đầy đủ các Ban theo yêu cầu công việc.
* Một số đơn vị mới có thể sẽ được thành lập như: Quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ phát triển DNNVV, Trung tâm xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu...
c. Phát triển nguồn nhân lực:
Chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của Hiệp hội.
Dự kiến, sau Đại hội có 3 đến 7 người làm việc tại văn phòng Hiệp hội Đà Nẵng. Số cán bộ làm việc tại đây dự kiến sẽ tăng lên khoảng 10-15 người vào những năm sau. 3 đến 5 cán bộ khác làm việc tại văn phòng đại diện của những Hiệp hội tại TPHCM.
Để đảm bảo chất lượng cán bộ, có đủ năng lực gánh vác nhiệm vụ, công tác cán bộ cần được làm tốt theo các nguyên tắt sau:
* Tuyển dụng cán bộ theo yêu cầu công việc và làm theo các tiêu chuẩn tuyển dụng,
* Thường xuyên đào tạo và đào tạo bổ sung
* Có chính sách khuyến khích cán bộ không ngừng học tập nâng cao năng lực,
* Có chính sách sử dụng lao động, phù hợp theo nguyên tắc thù lao và các lợi ích khác gắn bó với sự đóng góp, kết quả công việc
2.Phát triển hội viên và không ngừng tăng cường lợi ích hội viên:
a. Phát triển hội viên:
Đến ngày Đại hội thành lập Hiệp hội đã có 125 doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tự nguyện đăng ký tham gia vào Hiệp hội. So với số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng thì đây là con số còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên điều đáng mừng là các tổ chức và cá nhân tự nguyện nộp đơn tham gia vào Hiệp hội rất đa dạng, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và là các hội viên có tâm huyết, nhiệt tình.
Công tác phát triển hội viên trong giai đoạn 05 năm tới cần phải đạt được những nội dung sau:
* Về số lượng: Đến cuối giai đoạn 5 năm, Hiệp hội phấn đấu có từ 150 đến 200 hội viên gồm các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.
* Về chất lượng:
- Có được sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp có chất lượng ở tất cả các ngành nghề và các cán bộ lãnh đạo có uy tín.
- Nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia Hiệp hội
-Tạo các nguồn lực mới thông qua khả năng liên kết, hợp tác giữa các hội viên.
b. Tăng cường lợi ích hội viên:
* Phát triển hội viên phải luôn đi cùng với củng cố, tăng cường lợi ích hội viên. Bất cứ hội viên nào khi quyết định tham gia Hiệp hội cũng gởi gắm niềm tin và mong muốn nhận được từ Hiệp hội sự hỗ trợ thiết thực về vật chất lẫn tinh thần.
Trong khi tiến hành các hoạt động nhằm tăng cường lợi ích hội viên là hai mặt của một quá trình. Lợi ích hội viên được coi là chỉ tiêu đánh gía mức độ thành công của Hiệp hội. Hiệp hội chỉ có thể phát triển được hội viên khi đảm bảo được lợi ích của họ.
* Tăng cường vị thế, giá trị và tiếng nói của doanh nghiệp, bảo vệ doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình phát triển sẽ là những nội dung chủ yếu của mục tiêu tăng cường lợi ích thành viên
* Phân loại hội viên theo các nhóm ngành nghề khác nhau ( về quy mô, lĩnh vực, tính chất), từ đó Hiệp hội nắm bắt được những đặc điểm này để có thể lựa chọn các hoạt động, dịch vụ phù hợp nhằm đáp ứng tốt yêu cầu cho các hội viên đồng thời tạo cơ hội liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua Hiệp hội.
* Tranh thủ các điều kiện thuận lợi của một số hội viên trong Hiệp hội để hỗ trợ cho các hội viên khác như: cung cấp miễn phí cho các thành viên Hiệp hội về việc ứng dụng các công nghệ thông tin, hỗ trợ thiết lập, đăng ký website, xây dựng cơ sở đào tạo, dạy nghề, trưng bày sản phẩm hay nơi giao lưu của các doanh nghiệp….
* Tổ chức thường xuyên và định kỳ các buổi đối thoại công tư, giao lưu giữa Chủ Tịch UBNDTP, vừa là Chủ Tịch danh dự của Hiệp hội để giúp các hội viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của Doanh nghiêp.
3. Xây dựng và phát triển quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, nước ngoài và các tổ chức hiệp hội có cùng mục tiêu:
a. Xây dựng và phát triển quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ.
Trong quá trình vận động để thành lập Hiệp hội và tổ chức Đại hội, Hiệp hội DNNVV Đà Nẵng đã nhận được sự hướng dẫn của Sở Nội vụ, sở KHĐT Đà Nẵng, UBND Thành phố Đà Nẵng và nhiều cơ quan hữu quan khác.
Tích cực quan hệ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)- chi nhánh Đà Nẵng, Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Sau đại hội, Hiệp hội tập trung làm tốt những nhiệm vụ sau:
* Thực hiện tốt vai trò là người đại diện và bảo vệ lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp:
Thông qua các mối quan hệ hợp tác, làm việc với các cơ quan hữu quan, Hiệp hội chủ động trong việc truyền đạt những ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp đối với Nhà nước, tham gia góp ý, hoàn thiện các cơ chế chính sách, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn cho việc phát triển kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
Trong những năm qua, Nhà nước và Chính quyền Thành phố Đà Nẵng đã có những chính sách tích cực nhắm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của doanh nghiệp và thu được nhiều thành tựu.Các chính sách này cần tiếp tục được triển khai sâu rộng và hiệu quả hơn. Hiệp hội sẽ chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để tổ chức thực hiện tốt các chính sách này.
Trong khi thực hịên tốt chức năng là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội góp phần tích cực vào việc khẳng định vai trò, giá trị của doanh nghiệp trong đời sống kinh tế, xã hội của Thành phố Đà Nẵng nói riêng và của Đất nước Việt Nam nói chung.
* Tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển của Nhà nước để tăng cường sự đóng gớp của cộng đồng doanh nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Thànhh phố, vừa tranh thủ được sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền Thành Phố Đà Nẵng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Chính quyền Thành phố Đà Nẵng đang thực hiện các chương trình, dự án trong các lĩnh vực khác nhau để tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Thông qua việc phát triển các quan hệ hợp tác với các cơ quan hữu quan, Hiệp hội chủ động tham gia vào việc đề xuất và thực hiện các chương trình, dự án nhằm tăng cường vai trò tiên phong của các DNNVV đối với quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá Đất Nước. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển nông thôn, tạo việc làm, duy trì phát triển làng nghề truyền thống, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, bỏ vệ môi trường…
b. Xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức nước ngoài( chính phủ và phi chính phủ).
Trong thời gian qua, các tổ chức quốc tế, các tổ chức nước ngoài đã dành nhiều dự án, chương trình hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế, xã hội. Một số nhà tài trợ đã hỗ trợ Việt Nam phát triển DNNVV như chương trình phát triển dự án Mê Kông (MPDF), Tổ chức phát triển của Liên Hiệp Quốc( UNIDO), Tổ chức lao động quốc tế( ILO); Ngân hàng thế giới( WB); Ngân hàng phát triển Châu Á( ADB), Cộng Hoà Liên Bang Đức( GTZ, FES, DED…), Nhật Bản (JICA, JIBIC...), Vương quốc Hà Lan (Đại sứ Hà Lan, SNV) …
Đặc biệt, chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam( VPSSP) của Uỷ Ban Châu Âu (EU) – Văn phòng tại Đà Nẵng đã đến làm việc và thông báo với Hiệp hội về kế hoạch 02 năm tại Đà Nẵng. Chương trình cũng có thống nhất hỗ trợ Hiệp hội về mặt kỹ thuật , pháp luật, đào tạo, tham quan học tập kinh nghiệm, đối thoại công tư, hỗ trợ thực hiện chiến lược, hỗ trợ thiết lập mạng lưới, triển khai và thực hiện công cụ kích cầu…
Việc tăng cường hợp tác các tổ chức quốc tế, các tổ chức nước ngoài cho phép Hiệp hội tranh thủ được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và nhờ đó có thể rút ngắn thời gian và thực hiện tốt hơn vai trò Hiệp hội.
c. Phát triển quan hệ hợp tác với Hiệp hội DNNVV TW, các hiệp hội bạn và các tổ chức, Hiệp hội có cùng mục tiêu.
Đã có khá nhiều tổ chức Hiệp hội của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động. Hiệp hội DNNVV sẽ chủ động hợp tác với các tổ chức này nhằm thống nhất hành động , nâng cao hiệu quả hoạt động vì mục tiêu chung là hỗ trợ , phát triển doanh nghiệp và tránh cạnh tranh không lành mạnh.
4. Phát triển các hoạt động, nhằm tạo nguồn thu nhập cho Hiệp hội và không ngừng tăng cường lợi ích hội viên.
Giai đoạn 5 năm đầu tiên kể từ sau Đại hội lần thứ nhất có thể được chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn 01: Hình thành (02 năm đầu); Giai đoạn 02: củng cố và phát triển (03 năm tiếp theo)
Các hoạt động kinh tế dự kiến thực hiện trong 02 năm đầu là:
* Các chương trình, dự án hợp tác quốc tế và trong nước:
Tìm kiếm cơ hội, phát triển và thực hiện các dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế, nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính là hoạt động quan trọng cần triển khai sớm.
Các trọng điểm;
- Hỗ trợ sự hình thành và phát triển của Hiệp hội trong giai đoạn đầu.
- Hỗ trợ hội viên của Hiệp hội như đào tạo nghề, đào tạo quản lý, phát triển các dịch vụ.
- Để thực hiện các hoạt động kể trên, Trung tâm hỗ trợ và phát triển DNNVV sẽ được thành lập.
* Xuất bản và thông tin:
Xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin Hiệp hội( mạng máy tính, cơ sở dữ liệu thông tin). Một số hoạt động thông tin cần thiết nếu có điều kiện sẽ sớm đợc triển khai như thành lập trang Web( bằng cả tiếng Vịêt lẫn tiếng Anh), làm CD giới thiệu về Hiệp hội.
Ban biên tập Bản thông tin doanh nghiệp sẽ được thành lập, xúc tiến cho ra đời bản tin Đời sống Doanh nghiệp, ấn phẩm bằng giấy( 16 trang, khổ A3) và một bản tin Online
* Tư vấn pháp luật:
Liên kết với các văn phòng luật sư, các trung tâm tư vấn, các cơ quan thông tấn báo chí để cập nhập những thông tin về pháp luật và tư vấn pháp luật…
Thông qua trung tâm pháp lý doanh nghiệp, Hiệp hội sẽ cung cấp cho các hội viên một số vấn đề về Luật sở hữu trí tuệ quốc tế, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh… khi doanh nghiệp có yêu cầu.
* Hội chợ quảng cáo:
Phát triển dịch vụ hội chợ, quảng cáo để giúp các DNNVV làm tốt các hoạt động tiếp thị, phát triển thị trường của doanh nghiệp mình, giúp các doanh nghiệp bán và trao đổi lẫn nhau.
Sớm tiến hành các công tác chuẩn bị để tổ chức hội chợ đầu tiên cho các DNNVV ở năm thứ ba.
* Đào tạo:
Phát triển dịch vụ đào tạo nhằm hỗ trợ các DNNVV nâng cao kiến thức, kỹ năng kinh doanh, cung cấp lao động có tay nghề cho các DNNVV.
Liên kết với các trung tâm đào tạo cán bộ và Trường đào tạo nghề cho các DNNVV để đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ và các doanh nghiệp.
Phối hợp với các viện tin học doanh nghiệp, ITB( thuộc VCCI) để chức các lớp đào tạo tin học cho doanh nghiệp tập làm quen với internet, cập nhập online thường xuyên…
* Thực hiện 1-2 dự án đầu tư kinh doanh:
Tập hợp ý tưởng kinh doanh, hợp tác liên kết với các hội viên để thực hiện 1- 2 dự án du lịch, sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ để trực tiếp tạo nguồn thu nhập ổn định cho Hiệp hội. Các hoạt động kinh doanh sẽ do các đơn vị kinh doanh của Hiệp hội phối hợp với các doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội thực hiện.
Trong khoản thời gian đầu, các dự án trong nhóm hoạt động kể trên sẽ được xây dựng cụ thể phương án hoạt động, được thường vụ ban chấp hành Hiệp hội phê duyệt và được các đơn vị chức năng của Hiệp hội triển khai.
Các hoạt động kinh tế dự kiến được thực hiện trong giai đoạn sau (3 năm tiếp theo):
- Củng cố,mở rộng về quy mô các hoạt động trong hai năm đầu tiên:
- Bắt đầu hình thành các dịch vụ chuyên hỗ trợ DNNVV
- Đẩy mạnh các hoạt động đầu tư kinh doanh.
Ở cuối giai đoạn 2, các đề án cụ thể tiếp tục phát triển tổ chức, bộ máy, phát triển nhân lực, mở rộng và nâng cao hiểu quả các hoạt động kinh tế trong giai đoạn 5 năm tiếp theo sẽ được xây dựng và phê chuẩn.
5.Vấn đề tài chính, nguồn tài chính của Hiệp hội:
Hiệp hội là tổ chức độc lập, tự trang trãi về tài chính. Hiệp hội chỉ có thể hoàn thành được sức mạnh mà các doanh nghiệp giao phó khi tạo ra được một nguồn thu nhập và ổn định.
Việc chủ động tạo ra một nguồn thu nhập và ổn định sẽ giúp hiệp hội:
* Tăng cường uy tín, vị thế của Hiệp hội và nhờ đó làm tốt chức năng là người đại diện của cộng đồng doanh nghiệp.
* Chủ động trong việc triển khai các hoạt động của Hiệp hội.
* Thu hút sự tham gia tích cực của doanh nghiệp.
* Hiệp hội cần tài chính để chi thường xuyên cho hai mục sau:
* Chi phí để vận hành bộ máy của Hiệp hội,
* Chi phí để triển khai các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tuyên truyền phát triển hội viên
* Lệ phí và hội phí
* Dịch vụ (đào tạo, tư vấn, thông tin, chuyển giao công nghệ...)
* Kinh doanh
* Hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế, nước ngoài thông qua các chương trình, dự án.
Phần III
MỘT SỐ CƠ CHẾ, BIỆN PHÁP CẦN ÁP DỤNG ĐỂ THỰC HIỆN TRƯỚC
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
1. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng:
Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ là biện pháp hàng đầu và quan trọng để đảm bảo thành công phương án hoạt động này.
Các biện pháp cần thực hiện để có một đội nhũ cán bộ có năng lực chuyên môn và chuyên nghiệp là:
- Tuyển dụng cán bộ công khai theo các tiêu chí đã được xác định căn cứ vào yêu cầu công việc ở từng vị trí.
Đào tạo và bổ sung và huấn luyện để tạo ra các kỹ năng chuyên nghiệp.
Có biện pháp khuyến khích cán bộ làm việc lâu dài và không ngừng tự học tập nâng cao trình độ.
- Gắn quyền lợi với kết quả công việc.
2. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả:
Bộ máy của hiệp hội cần được tổ chức chặt chẽ, linh hoạt và hiệu quả.
Hình thành một bộ máy tổ chức gọn nhẹ bao gồm: Ban lãnh đạo, Ban thường trực, văn phòng, các ban chuyên môn nghiệp vụ.
Xây dựng cơ chế hoạt động rõ ràng, hiểu quả.
Trên cơ sở điều lệ của hiệp hội đã được thông qua tại đại hội, được Sở Nội vụ và UBND thành phố ĐN phê chuẩn, hiệp hội xây dựng một cơ chế hoạt động rõ ràng, hiểu quả, đảm bảo:
* Các hoạt động của hiệp hội đều tuân thủ pháp luật,
* Sự thống nhất trong điều phối hoạt động.
* Khuyến khích sự năng động, tích cực của đơn vị, các nhân đề xuất và thực hiện công việc.
* Trách nhiệm của tập thể và cá nhân luôn cụ thể, rõ ràng.
* Lợi ích gắn với sự đóng góp, kết quả công việc.
Trên cơ sở cơ chế hoạt động chung như đã nêu trên, Hiệp hội sẽ xây dựng và phê chuẩn cơ chế làm việc cho những dự án đặc thù riêng. Các cơ chế thực hiện dự án sẽ được xây dựng theo hướng khuyến khích sự năng động, sáng tạo, chịu trách nhiệm, hấp dẫn với các nhà đầu tư và phù hợp với tính đặc thù của từng dự án.
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG