Quản lý thị trường ngoại tệ: Ngân hàng đã “đẩy” người dân ra chợ đen
Thị trường ngoại tệ tự do hoạt động từ nhiều năm nay khi ngân hàng (NH) gần như không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ chính đáng của người dân. Việc NHNN mạnh tay dẹp chợ đen là chủ trương đúng nhưng thực hiện lúng túng làm cho người dân khó có thể không tiếp tục tìm đến chợ đen... Không được mua ngoại tệ để thanh toán, gửi tiết kiệm Sau bài báo Mạnh tay với mua bán ngoại tệ trái phép đăng trên Thanh Niên, một bạn đọc gọi điện hỏi: “Tôi đang thuê một căn nhà trên địa bàn quận 1 với giá 3.000 USD/tháng. Chủ nhà yêu cầu tôi thanh toán bằng USD. NH không bán USD nên tôi phải mua USD ngoài thị trường chợ đen với giá cao hơn 1.000 đồng/USD so với giá niêm yết của NH. Giờ tôi phải mua USD ở đâu?”. Không những trong thanh toán dịch vụ, hàng hóa mà hiện nay một số người dân đặt vấn đề họ muốn đổi từ tiền đồng sang USD để cất trữ hay gửi tiết kiệm NH thì sao? Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, theo quy định, NH chỉ bán ngoại tệ cho người dân khi du học, du lịch, chữa bệnh..., còn mua USD để thanh toán hàng hóa, dịch vụ trong nước hay để cất trữ là không được phép. Pháp lệnh Ngoại hối quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”.
Đi du lịch: được mua nhưng NH không bán Nếu theo giải thích trên thì đi du lịch hẳn nhiên có thể ra NH để mua ngoại tệ. Quy định hiện nay cho phép mỗi người dân khi ra nước ngoài sẽ được mua 7.000 USD (hoặc ngoại tệ khác tương đương) tại NH. Thế nhưng trên thực tế hầu hết các trường hợp trên đến “gõ cửa” NH để mua ngoại tệ cho các nhu cầu này đều bị lắc đầu từ chối. Đây chính là lý do NH đã "đẩy" người dân ra chợ đen mua ngoại tệ và tiếp tục tạo đất sống khỏe cho thị trường tự do. Lâu nay nếu có ngoại tệ cần đổi ra đồng Việt Quy định ghi các tổ chức tín dụng có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là tổ chức và cá nhân nhưng lại không bắt buộc nên xảy ra tình trạng NH có ngoại tệ thì bán, không thì thôi. Mà các NH thì thường xuyên trong tình trạng "cung không đủ cầu" nên việc mua ngoại tệ tại NH đối với nhiều người lâu nay gần như là chuyện không tưởng. Nếu cần, nơi họ nghĩ đến đầu tiên là chợ đen. Ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM thừa nhận: “Trong thời gian qua có thời điểm NH thương mại không mua được ngoại tệ bán cho doanh nghiệp để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ nên nhiều khi cũng khó đáp ứng được cho người dân”. Thị trường tự do hoạt động "kín" Có cầu ắt có cung, thị trường tự do vì thế không thể nói "dẹp là dẹp". Theo ghi nhận của PV Thanh Niên chiều 28.1, tại các số cửa hàng kinh doanh vàng, bạc đá quý trên phố Hà Trung, Trần Nhân Tông (Hà Nội)... thị trường mua bán, thu đổi ngoại tệ diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên, giá mua bán ngoại tệ tại các cửa hàng này không còn niêm yết công khai trước mặt tiền cửa hàng. Nếu khách có nhu cầu mua bán, nhân viên cửa hàng sẽ hướng dẫn tận tình. Tại một cửa hàng vàng lớn trên phố Hà Trung, việc mua bán ngoại tệ diễn ra nhanh gọn: sau khi thỏa thuận giá mua hoặc bán, khách báo nhu cầu sẽ được chủ cửa hàng sai nhân viên lấy về đầy đủ. Còn tại một tiệm vàng lớn trên phố Trần Nhân Tông, số lượng người đến đây mua, bán USD cũng rất nhộn nhịp. Khi được hỏi vì sao có quy định không được bán USD cho người dân mà vẫn bán, chủ các cửa hàng vàng chỉ... cười. Lãnh đạo một NH cổ phần tại Hà Nội cho biết: "Về mặt bản chất, thị trường USD tự do đang bù đắp phần thiếu hụt mà các NH không thể đáp ứng được nên nó mới tồn tại. Thêm vào đó, các quy định về quản lý ngoại hối hiện tại cũng gián tiếp thừa nhận sự tồn tại của thị trường này". Ông này phân tích, việc "gián tiếp" thừa nhận thị trường USD tự do thể hiện qua quy định cho phép người dân được quyền gửi tiết kiệm USD và sở hữu hợp pháp nguồn USD này tại NH dù họ không có nguồn USD kiều hối, không được NH bán USD. Bên cạnh đó, người dân nhận kiều hối là USD cũng không bị bắt buộc phải bán cho ngân hàng. Trao đổi với Thanh Niên chiều 28.1, một lãnh đạo của NHNN VN cũng thừa nhận: hệ thống NH chưa thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu ngoại tệ dù là chính đáng của người dân và vì thế người dân phải tìm đến thị trường tự do khi mua. Còn khi bán, do giá của USD tự do thường cao hơn trong NH nên người dân cũng thường bán ở thị trường tự do có lợi hơn. "Tuy nhiên, nếu cứ để cho thị trường ngoại tệ tự do phát triển mạnh thì sẽ ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ nên cần phải có biện pháp quản lý phù hợp, gồm cả các biện pháp mang tính hành chính và kinh tế. Về định hướng lâu dài, khi khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam cao hơn, chênh lệch tỷ giá giữa NH và thị trường tự do không còn thì hoạt động của thị trường tự do sẽ tự động teo lại", quan chức này nhận định.
|
Bao bì và giấy (306) Cao su, Nhựa, Hóa chất (793) Công cụ, dụng cụ (3708) Công nghệ sinh học (-1) Cơ khí - Chế tạo máy (2048) Dịch vụ kinh doanh (1373) Dụng cụ đo lường và phân tích (1535) Hành lý, Túi và Vali (45) Linh kiện điện tử (271)
Lĩnh vực khác (40) Máy móc thiết bị (2848) Môi trường (562) Nhựa và Cao su (363) Nông nghiệp (516) Năng Lượng (213) Năng lượng, Khoáng sản, kim loại và nguyên vật liệu (301) Phần mềm và phần cứng máy tính (680) Quà tặng và đồ thủ công (-1)