Sáng kiến giúp giảm thất thoát mủ cao su

Anh Lê Tất Dũng và Vũ Bá Văn, Chuyên viên kỹ thuật Nông trường PlâyKần đã mất gần 1 năm tìm tòi nghiên cứu cải tiến và cho ra đời phương pháp gắn mái che mưa, màng che chén mủ và công thức pha chế keo bôi trên máng mới, giúp giảm thiểu thất thoát mủ cao su một cách tối đa.

Hệ thống che mưa theo kiểu thắt nơ (mới) giúp giảm tối đa lượng mủ cao su thất thoát do thấm nước.
Hệ thống che mưa theo kiểu thắt nơ (mới) giúp giảm tối đa
lượng mủ cao su thất thoát do thấm nước.

Với thiết kế đơn giản, mái che mưa mới được thiết kế theo kiểu thắt nơ, bằng xốp có độ dày khoảng 2mm, hình lưỡi liềm, mái che mới có độ co giãn cao, khi gắn sẽ ôm sát thân cây cao su, nên che hầu hết mặt cạo dưới thân cây, rất thuận tiện cho vườn cây cạo vào năm thứ 4 - 5. Màng che chén, được cắt theo kiểu hình chữ nhật, bề rộng 45 - 50cm, chiều dài 70 - 80cm, màng, tấm che ghim và vén ra vào dễ dàng để che chén mủ, không bị ảnh hưởng trong quá trình cạo.

Công thức để pha keo bôi trên máng được pha chế từ nhựa đường, nhựa thông, dầu hỏa, mủ nước cao su. Sau thời gian hơn 2 năm sử dụng keo bôi trên cây không bị khô nứt dẫn đến nước mưa không bị rò rỉ thấm vào mặt cạo.

Áp dụng phương pháp mới này, công nhân và nhà nước đã hạn chế được lượng mủ cao su bị thất thoát do mưa, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.