Ngay sau trận động đất, các nhà chức trách Indonesia đã phát đi báo động về nguy cơ sóng thần. Cảnh báo khiến nhiều người lo sợ sẽ xảy ra thảm họa tương tự thảm họa động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004 khiến 230.000 người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa.
Tâm chấn của trận động đất đầu tiên tại Aceh |
Khoảng hơn 1 giờ sau động đất, sóng thần đo được cao khoảng 0,3 m ở vùng biển gần Sabang thuộc tỉnh Banda Aceh của Indonesia. Đợt sóng thần lớn nhất mà trung tâm cảnh báo sóng thần ghi nhận được cho tới nay cao khoảng 1 m.
Nguyên nhân được giải thích là do hai trận động đất này hoàn toàn khác nhau. Thay vì xảy ra ở sườn dọc vùng đới hút chìm, trận động đất mạnh 8,6 độ richter ngày hôm qua xảy ra ở giữa vùng địa chất lõm dưới biển, nên tầng địa chất trên bề mặt dịch chuyển ngang thay vì lên xuống. Tiến sĩ Julie Dutton cho biết với kiểu dịch chuyển địa chất theo chiều ngang, nguy cơ xảy ra sóng thần là rất thấp.
Sóng thần lớn thường chỉ xuất hiện sau những trận động đất ở vùng đới hút chìm, khi một mảng địa chất lớn đột nhiên sụt xuống sâu hơn mảng địa chất khác dưới đáy biển. Sự thay đổi đột ngột này khiến nước biển thay đổi theo. Các mảng địa chất di chuyển lên xuống càng nhiều, sóng thần càng lớn.