|
Thực phẩm tăng giá: Tiểu thương buồn trước Tết! Ngồi chơi, bán chậm, vắng khách hay “chưa thấy không khí gì...†đang là tình hình của nhiều hộ kinh doanh thực phẩm tại các chợ nội thành Hà Nội. Thực tế này như trái ngược với sự nhộn nhịp, ngày càng đông đúc tại các siêu thị lớn. |
Giới kinh doanh nhỏ lẻ tại các chợ cho biết, thường từ rằm trở đi, người dân bắt đầu rục rịch đi sắm Tết. Như mọi năm tầm này họ đã bận rộn với việc bán, đóng gói hàng cho khách, nhưng năm nay vẫn ngồi chơi, rảnh rỗi. Giá cả đã và đang liên tục tăng nhanh và mạnh là nguyên nhân đầu tiên mà các tiểu thương đưa ra để lý giải cho sự ế ẩm kể trên. Rụt rè trước giá cả!
Chủ quầy Thắng - Tâm, chuyên đồ khô, gia vị trên chợ Hôm, trước thực tế lượng bán ra rất chậm những ngày này đã tự hỏi “không biết có phải hàng hóa đắt đỏ quá, người dân chẳng có tiền mua sắm hay không?â€. Theo chị Tâm, chỉ cách 3 ngày, giá thùng dầu loại 5 lít chị mua đã tăng thêm 39.000 đồng, lên 495.000 đồng/thùng (giá trong năm chỉ hơn 300.000 đồng). Chai dầu Neptune loại 1 lít của Công ty Dầu thực vật Cái Lân được các hộ bán lẻ với giá 17-18.000 đồng của năm ngoái, nay đã lên 29-30.000 đồng. Các mặt hàng khác cũng có mức tăng từ gấp rưỡi đến hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái như bóng bì, từ mức giá 10.000 đồng/lạng, nay lên 23.000 đồng; gói lạp xưởng trọng lượng 250g từ 17.000 đồng, hiện ở mức 30.000 đồng; miến từ 10.000 đồng/kg cũng lên 25.000 đồng. Về lượng mua của người dân, chị Đinh Thị Mai, người có gần 20 năm kinh doanh thịt lợn tại chợ Hàng Da cho hay, con số này đang tỷ lệ nghịch với sự tăng giá của mặt hàng trong năm qua. Cụ thể, so với mức 2,2-2,5 triệu đồng/tạ lợn móc hàm thời điểm giáp Tết 2007, thì giá hiện tại đã lên 4,5 triệu đồng, tăng từ 800-900.000 đồng/tạ so với 2 tháng trước đó. Với mức giá này, thịt thăn tại quầy của chị hiện bán ra là 75.000, nạc vai 65.000, sườn 60.000, mông sấn 55.000 đồng/kg. “Người dân nhiều khi hỏi giá xong, đi thẳng, người mua thích cũng chỉ mua 2, 3 lạng chứ không đến nửa cân như trước kiaâ€. Do đó, lúc này chị chỉ dám lấy 30-40kg thịt/ngày, giảm một nửa so với trước. Từ việc giá tăng, người dân mua ít nên giới kinh doanh thực phẩm tại chợ Hàng Da và chợ Hôm đều khẳng định, năm nay họ không dám “mạnh tay†trong việc nhập, dự trữ hàng như các năm trước.
“Chẳng hạn, năm ngoái có 100.000 đồng, mua được 1 yến miến dự trữ thì năm nay phải có 200.000 thì mới mua được. Lượng tiền của mình cũng chỉ có hạn, thành ra rụt rè, không được như các năm trước†- chủ quầy đồ khô Phương - Vinh, chợ Hàng Da, nói. Buôn bán dịp Tết: Không tiến mà lại lùi? Nhiều hộ kinh doanh tại các chợ đều bày tỏ quan ngại, khách hàng đang có xu hướng chọn siêu thị là nơi sắm Tết do sự tiện lợi, nhanh chóng mà giá cả đắt lên không đáng kể. Cho rằng sức mua của người dân bây giờ đã bão hòa, họ không còn tâm lý tranh thủ mua sắm, tích trữ như trước mà tiện đâu mua đấy, chị Hòa - chủ ki-ốt 36 chợ Hàng Da cho rằng, lượng khách nhà chị đang giảm 30-40% do họ chọn mua sắm trong siêu thị. Song, vắng vẻ, đìu hiu nhất lúc này không phải các hộ kinh doanh tại các khu chợ dân sinh kể trên, mà lại là các hộ kinh doanh hàng thực phẩm trong chợ đầu mối bán buôn lớn là Đồng Xuân. Cũng tại đây, trái ngược với không khí tấp nập, đông đúc ở các quầy quần áo, vải vóc, giày dép, nhiều hộ kinh doanh đồ khô, bánh kẹo cho biết, từ 2, 3 năm nay, việc kinh doanh, nhất là thời điểm giáp Tết ngày càng vắng vẻ, đi xuống. Chủ ki-ốt Lợi Bình, kinh doanh đồ khô tại đây nói ngay: “Chưa bao giờ Tết ngồi chơi rỗi như thế này. Có ngày sáng dọn ra, chiều dọn về vẫn y nguyên. Thỉnh thoảng, mới có 1, 2 người đi du lịch hay mua gửi vào trong miền Nam, còn đợi mối to đóng hàng như ngày xưa, không bao giờ có luôn!â€. Sở dĩ như vậy, chị Bình lý giải, các mối hàng ở địa phương có địa chỉ, điện thoại của nhà sản xuất, đều sắm xe cơ giới đi mua tận gốc, bán tận ngọn nên không vào chợ nữa. Đội ngũ bán hàng rong, nhỏ lẻ cũng ngày càng hạn chế. Khách lẻ càng không vào chợ bởi sự chật chội, vướng víu; phí gửi xe, gửi mũ đến 5.000 đồng/lượt, cộng giá thành vào, họ cũng chẳng thấy rẻ hơn là mấy. Được biết, ế ẩm, vắng khách là tình cảnh chung của các hộ kinh doanh đồ khô tại đây, thậm chí 1/3 trong số hơn 100 hộ đã bán quầy, một số chuyển sang bán thêm các mặt hàng tạp phẩm. Riêng chị Bình, từ một đầu mối kinh doanh đường, sau khi làm ăn không hiệu quả, chị chuyển sang buôn đồ khô và hiện tại, nhận thấy “không kiếm ăn đượcâ€, chị đã quyết định bán nửa quầy của mình cho một hộ kinh doanh khác làm kho đựng hàng. Trước áp lực tăng giá nhanh và mạnh của hàng hóa, dịch vụ cùng với sự bất tiện về điều kiện mua sắm, giới kinh doanh tại các chợ truyền thống đang phải chứng kiến sự rời xa của một lượng khách không nhỏ, ít nhất là trong Tết này. | ||
(Theo Vietnamnet) |