Trang Speedtest.org ghi nhận tốc độ mạng Internet Việt Nam đạt 7,07 megabit/giây (Mb/s), còn hãng Akamai lại công bố Internet Việt Nam chỉ đạt 1,7 Mb/s trong quý II năm 2010. Con số nào là hợp lý?
Theo bảng xếp hạng tốc độ mạng Internet của các quốc gia trên trang web Speedtest.net vào ngày 20/1/2011, trong số 185 quốc gia, Việt Nam xếp thứ 47 về tốc độ tải xuống (download) trung bình (7,07 Mb/s) và xếp thứ 24 về tốc độ tải lên (upload) trung bình (4,22Mb/s).
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ hai ở tốc độ tải xuống, chỉ sau Singapore (15,39 Mb/s) và xếp trên những quốc gia khác như Thái Lan (5,71 Mb/s) và Indonesia (1,43 Mb/s). Cũng theoSpeedtest, tại Hà Nội, mạng Internet của CMC có tốc độ tải xuống cao nhất là 24,43 Mbps, trong khi mạng VNPT (chiếm 71,3 % thị phần ADSL và 58,5 % thị phần FTTH) chỉ đạt 4,22 Mbps, cao hơn mạng FPT có tốc độ 3,62 Mbps. Còn ở các doanh nghiệp Đà Nẵng, mạng CMC vẫn đạt tốc độ cao nhất (40,53 Mbps), đứng thứ 2 là mạng của FPT với tốc độ 8,3 Mbps, mạng VNPT chỉ đứng vị trí thứ 5 do tốc độ chỉ đạt 4,49 Mbps.
Tuy nhiên, theo báo cáo tốc độ mạng Internet toàn cầu quý 2 năm 2010 của Akamai, tốc độ mạng Việt Nam đạt 1,7 Mb/s, thấp hơn mức trung bình 1,8 Mb/s của thế giới. Việt Nam đứng thứ 32/50 quốc gia được khảo sát. Trong đó, Việt Nam có đến hơn 70% kết nối mạng có tốc độ từ 256 Kbps cho đến 2 Mbps và chỉ có khoảng hơn 2% kết nối tốc độ lớn hơn 5 Mbps.
Đánh giá về bảng xếp hạng của Speedtest và Akamai, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng CNTT-TT (Bộ TT&TT) cho biết, Cục chỉ kiểm tra, đánh giá theo từng gói cước ADSL của các doanh nghiệp xem có đạt các chỉ tiêu quy định chất lượng kỹ thuật của Bộ hoặc vi phạm cam kết với khách hàng hay không thay vì lấy giá trị bình quân của tất cả các gói cước để căn cứ vào đó để đưa ra các bảng xếp hạng như Speedtest.
Về phương pháp đo kiểm, dù Speedtest và Cục dựa trên nguyên tắc là ghi nhận tốc độ tải lên và tải xuống từ máy của khách hàng đến một máy chủ xác định. Tuy nhiên, tại mỗi địa chỉ thuê bao, Cục chỉ dùng duy nhất một máy tính trong khi đó tại mỗi địa chỉ thuê bao phía khách hàng của Speedtest có thể là một hoặc nhiều máy tính cùng chia sẻ đường truyền, chẳng hạn như trong trường hợp người ta thử từ một máy trong cơ quan hay quán Internet. Khi đó, việc đưa ra kết quả tốc độ tải dữ liệu trung bình của Speedtest tại địa chỉ thuê bao đó sẽ không chính xác nữa và chỉ mang tính chất tham khảo. "Do đó, những đánh giá của chúng tôi và Speedtest hay Akaima nhằm vào những mục tiêu khác nhau", ông Trung nhấn mạnh.
Nếu như năm 2009, con số thống kê tốc độ tải xuống trung bình chỉ đạt khoảng 1,4 Mb/s của Speedtest đã phần nào phản ánh thực chất tốc độ mạng Internet ở doanh nghiep da nang khi mà các doanh nghiệp vẫn cung cấp những gói cước có tốc độ thấp 1 Mb/s hoặc 1,5 Mb/s. Tuy nhiên, trong năm 2010, theo ông Trung, con số 7,07 Mb/s mà Speedtest đưa ra có rất nhiều điểm "đáng ngờ" vì như thế có nghĩa phần lớn người dân đều sử dụng các gói cước trên dưới 8 Mb/s.
Ngoài ra, dù thị phần cáp quang có tốc độ tăng trưởng đáng kể nhưng hiện nay, người sử dụng đa phần hầu hết chỉ là các doanh nghiệp và chiếm một số lượng rất nhỏ với tổng thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), còn phần lớn vẫn sử dụng ADSL. Do đó, với việc các ISP đều đã nâng các gói cước ADSL của mình lên mức trên 2Mb/s và đều đạt chuẩn nên tốc độ tải về của mạng Internet sẽ vào khoảng trên dưới 2Mb/s. Vì vậy, con số 1,7 Mb/s mà Akaima đưa ra tương đối chính xác với chất lượng mạng Internet Việt Nam.
Một chuyên gia trong lĩnh vực Internet cho rằng, bảng xếp hạng của Speedtest dựa trên tập thống kê các kết quả kiểm tra của người sử dụng và rất có thể đa số những người thử tốc độ đều dùng mạng cáp quang nên mới có kết quả cao như vậy.
Sẽ có tiêu chuẩn chất lượng cho FTTH (Internet cáp quang)
Theo Cục Quản lý chất lượng CNTT-TT, do số lượng khách hàng sử dụng mạng cáp quang đang ngày gia tăng mà Cục chỉ đánh giá tiêu chuẩn của riêng mạng ADSL nên trong thời gian tới, Cục sẽ rất khó để đưa ra nhận xét chính xác về mạng Internet Việt Nam. Chính vì thế, để phù hợp với thị trường, Cục có thể sẽ kiến nghị với Bộ TTTT áp dụng quy định tiêu chuẩn của mạng ADSL thành quy định về chất lượng các loại dịch vụ dữ liệu chung như cáp quang... để bảo vệ khách hàng thay vì "thả nổi" như hiện nay.
Bên cạnh đó, nếu áp dụng tiêu chuẩn của ADSL vào mạng cáp quang, tốc độ bình quân phải đạt trên 80% tốc độ cao nhất mà doanh nghiệp cam kết đối với trường hợp nội mạng và trên 60% với trường hợp ngoại mạng thì rất nhiều gói cáp quang hiện nay sẽ không đạt chuẩn. Khi đó, rất nhiều doanh nghiệp sẽ phải thay đổi lại cam kết và gói cước cáp quang của mình. "Do băng thông của cáp quang rất lớn nên nếu doanh nghiệp cam kết chất lượng dịch vụ cáp quang bằng với băng thông như với mạng ADSL thì sẽ không đạt tiêu chuẩn ngay lập tức ", ông Trung khẳng định.
1) Băng thông : Khái niệm băng thông (bandwidth) là một trong những đặc trưng quan trọng của môi trường truyền dẫn. Băng thông là khoảng tần số mà môi trường truyền dẫn có thể đáp ứng được và đơn vị của nó là Hz (Hertz). Băng thông liên quan mật thiết đến tốc độ tối đa của đường truyền (theo công thức tính toán của Nyquist), do vậy có đôi khi người ta hay dùng tốc độ tối đa (tính bằng bps) để chỉ băng thông của mạng. |
2) Tốc độ : Tốc độ (rate) thường được tính bằng đơn vị bps,nghĩa là số bit truyền đi trong 1 giây. Ví dụ : Tốc độ trên đường truyền Ethernet là 10Mbps nghĩa là 10 triệu bit được truyền trong 1 giây. |