Top 10 startup thương mại điện tử nổi bật ở Châu Á

 

Dân số Châu Á chiếm 60% thế giới và đang góp phần tạo nên những công ty thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất thế giới.

Nhiều năm qua, những gã khổng lồ phương Tây như Amazon, eBay và mới đây là Uber đều muốn lấn sân sang thị trường màu mỡ này. Thế nhưng, miếng bánh ngon Châu Á vẫn đang được thống trị bởi những công ty được sản sinh ra từ chính nơi đây.

Các công ty TMĐT Châu Á đã có cuộc bứt phá nhờ sự sáng tạo của những doanh nhân đầy tham vọng hay những startup lĩnh hội một cách hoàn hảo kiến thức về thị trường, chiến lược bán hàng… từ thế hệ trước.

10 startup lĩnh vực TMĐT thành công nhất tại châu Á, do Tech in Asiathống kê, là những cái tên truyền cảm hứng mãnh liệt cho thị trường. Thành công của họ chính là những bài học giá trị về cách thức xây dựng một công ty TMĐT cho những người mới bắt đầu hay đang nuôi ý tưởng bước chân vào lĩnh vực kinh doanh này.

1. Taobao (Trung Quốc)

Top 10 công ty startup thương mại điện tử ở Châu Á doanhnhansaigon
Mô hình kinh doanh: TMĐT C2C (consumer-to-consumer)

Thành lập: 2003, tại Hàng Châu, Trung Quốc

Nhà sáng lập: Jack Ma (Alibaba Group)

Địa bàn hoạt động: Trung Quốc, toàn cầu

Vốn: N/A – Công ty con của Alibaba Group, đã IPO với giá trị vốn hóa lên đến 201.7 tỷ USD.

Với hơn 600 triệu lượt truy cập/tháng, Taobao là trang web TMĐT có lượt truy cập nhiều nhất thế giới. Taobao trở thành niềm tự hào của người Châu Á dù họ có sử dụng nó hay không.

Taobao trông rất giống eBay và Amazon. Trang web chọn mô hình hoạt động C2C là vì người bán là những cá nhân, nhà bán lẻ hay các công ty nhỏ. Mô hình C2C cũng cho phép khách hàng và người bán hàng tự do giao dịch với nhau, chịu trách nhiệm cho những đơn hàng.

Mô hình hoạt động của Taobao rất phù hợp với hành vi mua hàng của người Trung Quốc và có nhiều tính năng độc đáo phục vụ cho việc bán hàng.

2. Flipkart (Ấn Độ)

Top 10 công ty startup thương mại điện tử ở Châu Á doanhnhansaigon
Mô hình kinh doanh: Sàn TMĐT

Thành lập: 2007, tại Bangalore, Ấn Độ

Nhà sáng lập: Sachin Bansal, Binny Bansal

Địa bàn hoạt động: Ấn Độ

Vốn: 3,15 tỷ USD

Flipkart được xem như một Amazon của Ấn Độ khi bán tất cả sản phẩm từ thời trang đến sách. Không chỉ phát triển mạnh mẽ tại châu Á, nền tảng TMĐT này còn lớn mạnh trên toàn thế giới và là top 10 các trang TMĐT hàng đầu thế giới.

Flipkart cung cấp hình thức thu tiền tận nhà khách hàng (cash-on-delivery), củng cố các dịch vụ hậu cần tại địa phương – góp phần giải quyết vấn đề giao thông trì trệ, thiếu uy tín trong hệ sinh thái TMĐT tại Ấn Độ.

Trong một vài năm gần đây, cuộc đối đầu dữ dội của Flipkart và Amazon tại Ấn Độ đã tạo thúc đẩy Công ty cải thiện để trở thành một trong những nền tảng TMĐT bán chạy nhất thế giới. Bằng sự hiểu biết thị trường, Công ty xây dựng các chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hợp lý và giành lợi thế trên sân nhà so với đối thủ đến từ phương Tây.

3. Alibaba.com

Top 10 công ty startup thương mại điện tử ở Châu Á doanhnhansaigon
Mô hình kinh doanh: Sàn TMĐT B2B

Thành lập: 1999, tại Hàng Châu, Trung Quốc

Nhà sáng lập: Jack Ma

Địa bàn hoạt động: Toàn thế giới

Vốn: N/A – Subsidiary of Alibaba Group

Alibaba là đứa con đầu lòng của Jack Ma trong lĩnh vực TMĐT. Ý tưởng kinh doanh rất đơn giản – kết nối các nhà máy Trung Quốc với các công ty và nhà cung cấp nước ngoài. Nhờ lợi thế chi phí sản xuất giá rẻ tại Trung Quốc cùng sự hỗ trợ của Chính phủ, việc kết nối của Alibaba phát triển nhanh chóng. Trong năm 2012, website đạt mốc doanh thu 1 nghìn tỷ USD. Hiện nay, Alibaba có những đơn hàng ở 250 quốc gia và khu vực.

4. Snapdeal (Ấn Độ)

Top 10 công ty startup thương mại điện tử ở Châu Á doanhnhansaigon
Mô hình kinh doanh: Sàn TMĐT

Thành lập: 2010, tại New Delhi, Ấn Độ

Nhà sáng lập: Kunal Bahl, Rohit Bansal

Địa bàn hoạt động: Ấn Độ

Vốn: 1,9 tỷ USD

Snapdeal là trang web cung cấp các giao dịch mỗi ngày. Nhưng sau khi phân tích sự thành công của Alibaba, những người sáng lập muốn thay đổi để có mô hình hoạt động tương tự gã khổng lồ Trung Quốc.

Snapdeal tập trung tiếp cận khách hàng sử dụng điện thoại di động bằng những chiến dịch marketing khá tốt. Ví dụ, khách hàng sẽ được miễn phí cho giao dịch đầu tiên và những chương trình marketing liên kết giúp họ có được khách hàng trên khắp Ấn Độ.

Snapdeal không thực hiện những việc quá sáng tạo, táo bạo. Tất cả những việc họ làm là có những bước đi đúng đắn vào đúng thời điểm. Hiện nay, công ty đã có 150.000 nhà bán lẻ cùng 12 triệu sản phảm.

5. Didi Kuaidi (Trung Quốc)

Top 10 công ty startup thương mại điện tử ở Châu Á doanhnhansaigon
Mô hình kinh doanh: Gọi taxi trực tuyến

Thành lập: 2015 sau khi sáp nhập Didi Dache (2012, Bắc Kinh) và Kuaidi Dache (2012, Hàng Châu)

Nhà sáng lập: Cheng Wei (Didi Dache); Joe Lee, Cheng Wen (Kuaidi Dache)

Địa bàn hoạt động: Trung Quốc

Vốn: 4,42 tỷ USD

Didi Kuaidi được sáp nhập từ hai công ty taxi theo yêu cầu lớn nhất Trung Quốc là Didi Dache và Kuaidi Dache như một sự hợp lực nhằm “lật đổ” Uber tại đất nước này.

Theo Tony Qui - Giám đốc chiến lược của Didi, bí quyết thành công của công ty chính là sự thấu hiểu thị trường địa phương. “Chúng tôi biết mỗi người sẽ đi đâu / đến đâu mỗi ngày, vì vậy, chúng tôi có chiến lược để phục vụ đúng những nhu cầu đó”.

Ngoài ra, Didi Kuaidi cũng làm việc với mạng lưới giao thông địa phương, đảm bảo việc kinh doanh đúng luật pháp được chính phủ quy định. Trong khi đó, Uber không được sự hậu thuẫn từ chính quyền.

Hiện nay, Didi Kuaidi có khoảng 3.000 chuyến xe/ngày, trong khi Uber chỉ có 1.000 chuyến. Theo tuyến bố của Hng, Didi Kuaidi chiếm lĩnh 83% thị phần tại đất nước đông dân nhất thế giới.

6. Rakuten (Nhật)

Top 10 công ty startup thương mại điện tử ở Châu Á doanhnhansaigon
Mô hình kinh doanh: Sàn TMĐT về thiết bị điện tử

Thành lập: 1997, tại Tokyo, Nhật Bản

Nhà sáng lập: Hiroshi Mikitani

Địa bàn hoạt động: Nhật Bản, toàn thế giới

Vốn: Giá trị vốn hóa sau IPO là 24,7 tỷ USD

Rakuten có danh mục đầu tư ấn tượng, với những công ty con như Buy.com, Play.com, Kobo và 18 website phổ biến khác tại Nhật. Điều này mang đến cho Rakuten một vị thế vững chắc trong lĩnh vực TMĐT, vượt ra ngoài thị trường Nhật Bản.

Công ty hoạt động dựa trên nguyên tắc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và các dịch vụ cá nhân. Theo nhà sáng lập Mikitani, Rakuten muốn mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.

Công ty thậm chí còn huấn luyện đối tác về kỹ thuật chụp ảnh, thiết kế online và marketing. Những nhà cung cấp sản phẩm cho Rakuten còn được phép tùy chỉnh danh mục sản phẩm của họ, trực tiếp trao đổi với khách hàng.

7. Coupang (Hàn Quốc)

Top 10 công ty startup thương mại điện tử ở Châu Á doanhnhansaigon
Mô hình kinh doanh: Sàn TMĐT và khuyến mãi giảm giá mỗi ngày

Thành lập: 2010, Seoul, Hàn Quốc

Nhà sáng lập: Bom Kim

Địa bàn hoạt động: Hàn Quốc

Vốn: 1,42 tỷ USD

Giống như Snapdeal, Coupang cũng bắt đầu kinh doanh bằng hình thức cung cấp các khuyến mãi, giảm giá. Thế nhưng, công ty đã nhanh chóng mở rộng kinh doanh để trở thành sàn TMĐT. Ngày nay, Coupang là doanh nghiệp TMĐT tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Thấu hiểu thị trường trong nước, tập trung vào dịch vụ khách hàng chính là chìa khóa quan trọng trong thành công của Coupang. Những yếu tố như nền tảng mua sắm trên thiết bị di động, giao hàng cùng ngày, đề xuất những kết quả tìm kiếm dựa trên hành vi – thói quen – sở thích của người dùng, những dịch vụ sáng tạo khác đã giúp Coupang vươn lên dẫn đầu tại Nam Hàn – thị trường mà Groupon luôn nỗ lực chiếm lấy.

Công ty đã nhanh chóng tận dụng được những tiện ích của internet so với đối thủ, xây dựng website phong phú với nhiều hình ảnh chú trọng thiết kế đồ họa, đáp ứng sở thích của người dùng Hàn Quốc.

8. Lazada (Đông Nam Á)

Top 10 công ty startup thương mại điện tử ở Châu Á doanhnhansaigon
Mô hình kinh doanh: Sàn TMĐT

Thành lập: 2012

Nhà sáng lập: Alexander Samwer, Marc Samwer, Oliver Samwer

Địa bàn hoạt động: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam

Vốn: 710,37 triệu USD

“Sinh sau đẻ muộn”, Lazada có nhiều bài học kinh nghiệm từ những nền tảng TMĐT lớn trên thế giới như eBay, Amazon… Từ đó, Lazada đã xây dựng được nền tảng mua sắm trực tuyến tập trung vào thị trường Đông Nam Á.

Kể từ khi ra mắt, Lazada đã vượt qua các đối thủ vì mang đến trải nghiệm mua sắm tốt như: có nhiều phương thức thanh toán tiện lợi, các dịch vụ khách hàng gia tăng. Lazada nhanh chóng trở thành kẻ thống trị thị trường.

Hiện nay, Lazada phục vụ 550 triệu khách hàng tại 6 quốc gia và sẽ tiếp tục củng cố vị thế tại khu vực bằng cách mua lại nhiều nhà bán lẻ, mở rộng danh mục sản phẩm.

9. GrabTaxi (Đông Nam Á)

Top 10 công ty startup thương mại điện tử ở Châu Á doanhnhansaigon
Mô hình kinh doanh: Ứng dụng đặt taxi

Thành lập: 2012, Malaysia (Trụ sở chính: Singapore)

Nhà sáng lập: Anthony Tan, Tan Hooi Ling

Địa bàn hoạt động: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam

Vốn: 680 triệu USD

GrabTaxi lấy cảm hứng từ Uber. Nhưng điểm khác biệt của GrabTaxi là tham gia sâu rộng hơn vào hệ sinh thái taxi tại các địa phương, cung cấp dịch vụ có giá cả hợp lý hơn.

Công ty không ngừng phát triển mô hình kinh doanh phù hợp với thị trường ở từng địa phương. Ứng dụng ra mắt đầu tiên vào năm 2014 tại Đông Nam Á – khu vực có lưu lượng giao thông cao và người dân thường dùng xe 2 bánh để di chuyển nhanh, tiện lợi hơn.

GrabCar là dịch vụ cho thuê xe hơi tư nhân, và việc cho thuê một chiếc xe hơi cao cấp là một dịch vụ mạo hiểm của công ty. Để thuận tiện cho người dùng, GrabTaxi cung cấp 5 loại ngôn ngữ địa phương bên cạnh tiếng Anh.

10. Meituan (Trung Quốc)

Top 10 công ty startup thương mại điện tử ở Châu Á doanhnhansaigon
Mô hình kinh doanh: Trang web giảm giá mỗi ngày

Thành lập: 2010, tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Nhà sáng lập: Wang Xing

Địa bàn hoạt động: Trung Quốc

Vốn: 1,07 tỷ USD

Với sự thành công của mô hình Groupon, các trang web cung cấp khuyến mãi, giảm giá mọc lên như nấm tại Trung Quốc. Tuy nhiên, phần nhiều trong số đó đã không hoạt động hiệu quả, tuy nhiên, Meituan lại chứng minh khả năng phát triển mạnh mẽ.

Trong khi các đối thủ như LaShou, 55Tuan, 24quan,… đã đốt tiền vào “offline marketing”, thì Meituan đã tập trung vào "online marketing", theo gợi ý của cựu chủ tịch Alibaba.

Chọn cách tiếp cận tốt đã giúp Meituan mở rộng thị phần. Thay vì tập trung vào thị trường ở thành phố lớn, Meituan chọn xây dựng những hợp đồng với các đối tác ở những thành phố nhỏ, ổn định để bán những chương trình khuyến mãi. Để tận dụng lợi thế tại thị trường Trung Quốc, công ty đang lên kế hoạch để mở rộng dịch vụ C2C tại các địa phương.

oOo

Theo eMarketer, mảng TMĐT B2C trên toàn thế giới có doanh thu 1.505 tỷ USD vào năm 2014 và 1.771 tỷ USD vào năm 2015. Và kể từ khi các cửa hàng ở châu Á lọt vào top 20 kho hàng tốt nhất thế giới, châu lục này cũng đóng góp nhiều thỏa thuận hấp dẫn.

Dự báo năm 2016 là năm của TMĐT trên các thiết bị di động. Thị trường châu Á đã trưởng thành và tỷ lệ tăng trưởng cao các thiết bị di động là những yếu tố giúp thị trường mở rộng.

Các công ty TMĐT tại châu Á phát triển mạnh trong 1 thập kỷ vừa qua là một điều đáng ghi nhận. Những thành công của họ không chỉ cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cho thị trường mà còn là những bằng chứng cho thấy những startup vẫn có thể cạnh tranh với những người khổng lồ.