Ngày 5/5, tại thành phố Đà Nẵng, Ban chỉ đạo 127TW về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2010 với sự tham gia của gần 200 đại diện từ các tỉnh, thành phố, các đơn vị liên quan như: Tổng cục cảnh sát điều tra tội phạm, Cục cảnh sát kinh tế (Bộ công an); Hải quan, Biên phòng... Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng chủ trì Hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Hùng Dũng, Cục trưởng Cục QLTT-Phụ trách cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127TW cho biết: năm 2009 và đầu những tháng năm 2010, tình hình buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp trên các tuyến trọng điểm bằng tất cả các con đường: hàng không, đường bộ, đường biển mà nhất là tuyến biên giới phía Bắc, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên hàng hóa sản xuất từ nước ngoài tồn đọng nhiều và tìm mọi cách đẩy vào thị trường các nước giáp biên giới trong đó có nước ta. Bên cạnh đó, các đầu nậu lợi dụng chính sách miễn giảm thuế đối với cư dân biên giới theo Quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và quy định chưa chặt chẽ của Thông tư liên tịch về chế độ hóa đơn, chừng từ để vận chuyển qua biên giới… Với tình trạng buôn lậu, theo ông Dũng, thời điểm giáp Tết Nguyên Đán, có chiều hướng gia tăng qua các tỉnh biên giới phía bắc, miền Trung và biên giới Tây Nam với các loại mặt hàng: đồ chơi, bia rượu, bánh kẹo, thực phẩm…Đối với với khu vực phía bắc, trọng điểm là địa bàn cửa khẩu Móng Cái, Bình Liêu-Quảng Ninh; Tân Thanh, Cốc Nam, Cốc Ném, Hang Dơi; Trong khi đó tại các tỉnh miền Trung tình trạng buôn lậu lại nóng tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), Cha Lo (Quảng Bình), Cầu Treo (Hà Tĩnh); còn Tuyến biên giới Tây Nam lại tập trung ở dọc tuyến QL1A từ các tỉnh biên giới Tây Nam về TPHCM với phương thức hoạt động mang tính chuyên nghiệp hơn, hoạt động có đường dây, có tổ chức…Năm 2009, tình hình gian lận thương mại cũng nổi lên so với những năm trước bằng việc lợi dụng gia công hàng hóa cho nước ngoài để buôn lậu, trốn thuế, khai báo sai mã hàng, mã số, số lượng, chủng loại hàng hóa và bị phát hiện khá nhiều tại các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp cả về quy mô, lĩnh vực lẫn phương thức sản xuất, tổ chức tiêu thụ và nhập khẩu từ bên ngoài…
Theo báo cáo của 55 Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố, năm 2009, các lực lượng chức năng đã kiểm tra trên 721.000, xử lý gần 197.000 vụ vi phạm pháp luật (tăng 1% so với năm 2008), với tổng số thu gần 2.500 tỷ đồng (tăng 13% so với năm 2008) trong đó xử phạt hành chính 648 tỷ đồng, phạt và truy thu thuế 975 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu 648 tỷ đồng.
Năm 2010, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tình hình đầu cơ, găm hàng sẽ còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, theo ông Dũng, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp khác nhau, Ban chỉ đạo sẽ kiến nghị Thủ tướng sớm xem xét và có ý kiến chỉ đạo đối với Bộ Nội vụ, Bộ tài chính về việc bổ sung biên chế, phương tiện chuyên dùng và kinh phí cho các lực lượng chức năng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tại một số địa bàn trọng điểm để sớm triển khai trong năm 2010.
(Ngọc Thủy)
Theo báo cáo của 55 Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố, năm 2009, các lực lượng chức năng đã kiểm tra trên 721.000, xử lý gần 197.000 vụ vi phạm pháp luật (tăng 1% so với năm 2008), với tổng số thu gần 2.500 tỷ đồng (tăng 13% so với năm 2008) trong đó xử phạt hành chính 648 tỷ đồng, phạt và truy thu thuế 975 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu 648 tỷ đồng.
Năm 2010, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tình hình đầu cơ, găm hàng sẽ còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, theo ông Dũng, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp khác nhau, Ban chỉ đạo sẽ kiến nghị Thủ tướng sớm xem xét và có ý kiến chỉ đạo đối với Bộ Nội vụ, Bộ tài chính về việc bổ sung biên chế, phương tiện chuyên dùng và kinh phí cho các lực lượng chức năng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tại một số địa bàn trọng điểm để sớm triển khai trong năm 2010.
(Ngọc Thủy)