Mô hình chế biến muối sau thu hoạch của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có thể biến muối thô thành muối tinh sạch 10 tấn/ngày
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng về nghề muối và khả năng mở rộng mô hình chế biến muối sau thu hoạch”, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực sự sẽ mở ra triển vọng mới cho nghề muối Việt Nam.
Vẫn phải nhập khẩu muối…
Cũng vì muối tinh sạch sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu nên Việt Nam lại phải nhập khẩu. Ông Lưu Hoàng Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đang làm các thủ tục cần thiết để cấp quota cho các doanh nghiệp nhập khẩu khoảng 50.000 tấn muối trong tháng 9 này.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất muối trong cả nước tính đến ngày 20.8 vào khoảng gần 220 nghìn tấn.
Vẫn phải nhập khẩu muối…
Cũng vì muối tinh sạch sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu nên Việt Nam lại phải nhập khẩu. Ông Lưu Hoàng Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đang làm các thủ tục cần thiết để cấp quota cho các doanh nghiệp nhập khẩu khoảng 50.000 tấn muối trong tháng 9 này.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất muối trong cả nước tính đến ngày 20.8 vào khoảng gần 220 nghìn tấn.
Tồn đọng nhiều, lại bị cạnh tranh bởi muối ngoại, giá muối trong nước thấp thê thảm. Vì thế, 250.000 diêm dân tại 14.400 ha cánh đồng muối ở 120 xã ven biển của cả nước không ngóc đầu lên nổi.
Đa số các đồng muối vẫn sản xuất quy mô nhỏ, sản lượng thấp và chất lượng không đồng đều phụ thuộc nhiều vào con người và thời tiết. Việc sử dụng phương pháp kết tinh ngắn ngày nên chất lượng muối không cao. Hiện nay, mới chỉ có 20 -30% các đồng muối nước ta được cơ giới hóa nhưng vẫn ở mức chưa đạt chuẩn về kỹ thuật và thiếu đồng bộ.
TS Nguyễn Năng Nhượng, Chuyên ngành Cơ khí - Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch cho rằng, khó khăn nhất của ngành muối ở nước ta là đa số các đồng muối vẫn được thu hoạch theo phương pháp thủ công. Đầu tư để nghiên cứu công nghệ cho ngành này đòi hỏi nhiều kinh phí và “kén” người thực hiện nên tới nay trình độ sản xuất muối của nước ta vẫn ở tình trạng chưa phát triển”.
Biến “muối đen” trở thành muối “thượng hạng”
Trước tình trạng đó, Đề án “Thực trạng về nghề muối và khả năng mở rộng mô hình chế biến muối sau thu hoạch”, của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội do TS. Hoàng Sinh Trường Làm chủ nhiệm đã đưa ra kết quả nghiên cứu về dây chuyền chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng có thể cho ra sản phẩm với hàm lượng NaCl trên 98%, đủ cung cấp trong nước và xuất khẩu, thay thế hoàn toàn lượng muối thượng hạng phải nhập khẩu hàng năm.
Theo TS. Hoàng Sinh Trường, để sản xuất muối sạch, cách làm truyền thống của diêm dân là lót bạt xuống ruộng muối. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sản phẩm muối có được từ cách sản xuất này chỉ đạt được yêu cầu về màu sắc (độ trắng) chứ chưa hoàn toàn sạch, vì hàm lượng NaCl chỉ đạt 90- 92%, các tạp chất tan và không tan còn lẫn trong muối khá cao, nên muối khó sử dụng trong các ngành công nghiệp.
Để chế biến ra muối thượng hạng, muối đen sau khi sản xuất sẽ trải qua khâu rửa muối, nhằm bỏ những tạp chất tan và không tan trong muối làm cho thành phần NaCl tăng lên. Tùy theo yêu cầu của muối thành phẩm mà các công đoạn trong quy trình rửa sẽ được điều chỉnh cụ thể cho phù hợp.
Đặc biệt, trong quá trình xử lý muối, còn có thể thu hồi thêm sản phẩm MgCO3 cung cấp cho ngành công nghiệp dược phẩm và sản phẩm bùn đặc để cung cấp cho các trung tâm massage tắm bùn khoáng.
Cũng theo TS. Hoàng Sinh Trường, công suất của mô hình chế biến từ muối thô thành muối tinh sạch là 10 tấn/ngày. Với 1 quy trình vắt muối đơn giản, chỉ trong vòng 20 phút vắt được 60kg muối sạch. Đây là mô hình phù hợp với quy mô hộ gia đinh “mô hình kinh tế phân tán”. Người nông dân có thể tự sản xuất, có thể tự đưa dây chuyền ra tận ruộng muối (có thể dùng máy phát mà không cần điện hoặc quạt gió).
Bên cạnh đó chi phí về thiết bị cho toàn bộ mô hình vào khoảng 100 triệu đồng. Trong khi giữa giá muối sạch và muối không sạch chênh lệch nhau rất lớn nên việc khấu hao cho thiết bị cũng chỉ từ một đến hai năm.
Mô hình này cũng giúp tạo ra thêm việc làm cho diêm dân tại các vùng nông thôn miền biển. Bằng việc áp dụng mô hình này, diêm dân cũng có thể chế biến muối thô thành muối tinh sạch, muối iốt phân phối lẻ ra ngoài thị trường. TS. Hoàng Sinh Trường chia sẻ.
Đa số các đồng muối vẫn sản xuất quy mô nhỏ, sản lượng thấp và chất lượng không đồng đều phụ thuộc nhiều vào con người và thời tiết. Việc sử dụng phương pháp kết tinh ngắn ngày nên chất lượng muối không cao. Hiện nay, mới chỉ có 20 -30% các đồng muối nước ta được cơ giới hóa nhưng vẫn ở mức chưa đạt chuẩn về kỹ thuật và thiếu đồng bộ.
TS Nguyễn Năng Nhượng, Chuyên ngành Cơ khí - Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch cho rằng, khó khăn nhất của ngành muối ở nước ta là đa số các đồng muối vẫn được thu hoạch theo phương pháp thủ công. Đầu tư để nghiên cứu công nghệ cho ngành này đòi hỏi nhiều kinh phí và “kén” người thực hiện nên tới nay trình độ sản xuất muối của nước ta vẫn ở tình trạng chưa phát triển”.
Biến “muối đen” trở thành muối “thượng hạng”
Trước tình trạng đó, Đề án “Thực trạng về nghề muối và khả năng mở rộng mô hình chế biến muối sau thu hoạch”, của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội do TS. Hoàng Sinh Trường Làm chủ nhiệm đã đưa ra kết quả nghiên cứu về dây chuyền chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng có thể cho ra sản phẩm với hàm lượng NaCl trên 98%, đủ cung cấp trong nước và xuất khẩu, thay thế hoàn toàn lượng muối thượng hạng phải nhập khẩu hàng năm.
Theo TS. Hoàng Sinh Trường, để sản xuất muối sạch, cách làm truyền thống của diêm dân là lót bạt xuống ruộng muối. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sản phẩm muối có được từ cách sản xuất này chỉ đạt được yêu cầu về màu sắc (độ trắng) chứ chưa hoàn toàn sạch, vì hàm lượng NaCl chỉ đạt 90- 92%, các tạp chất tan và không tan còn lẫn trong muối khá cao, nên muối khó sử dụng trong các ngành công nghiệp.
Để chế biến ra muối thượng hạng, muối đen sau khi sản xuất sẽ trải qua khâu rửa muối, nhằm bỏ những tạp chất tan và không tan trong muối làm cho thành phần NaCl tăng lên. Tùy theo yêu cầu của muối thành phẩm mà các công đoạn trong quy trình rửa sẽ được điều chỉnh cụ thể cho phù hợp.
Đặc biệt, trong quá trình xử lý muối, còn có thể thu hồi thêm sản phẩm MgCO3 cung cấp cho ngành công nghiệp dược phẩm và sản phẩm bùn đặc để cung cấp cho các trung tâm massage tắm bùn khoáng.
Cũng theo TS. Hoàng Sinh Trường, công suất của mô hình chế biến từ muối thô thành muối tinh sạch là 10 tấn/ngày. Với 1 quy trình vắt muối đơn giản, chỉ trong vòng 20 phút vắt được 60kg muối sạch. Đây là mô hình phù hợp với quy mô hộ gia đinh “mô hình kinh tế phân tán”. Người nông dân có thể tự sản xuất, có thể tự đưa dây chuyền ra tận ruộng muối (có thể dùng máy phát mà không cần điện hoặc quạt gió).
Bên cạnh đó chi phí về thiết bị cho toàn bộ mô hình vào khoảng 100 triệu đồng. Trong khi giữa giá muối sạch và muối không sạch chênh lệch nhau rất lớn nên việc khấu hao cho thiết bị cũng chỉ từ một đến hai năm.
Mô hình này cũng giúp tạo ra thêm việc làm cho diêm dân tại các vùng nông thôn miền biển. Bằng việc áp dụng mô hình này, diêm dân cũng có thể chế biến muối thô thành muối tinh sạch, muối iốt phân phối lẻ ra ngoài thị trường. TS. Hoàng Sinh Trường chia sẻ.
---- Doanh nghiệp Đà Nẵng | doanh nghiep Da Nang -----