Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26-10-2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu của Quy hoạch là phát triển mạnh nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đảm bảo có đủ nhân lực phục vụ nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cung cấp nhân lực công nghệ thông tin cho thị trường lao động quốc tế; hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, nâng trình độ đào tạo nhân lực công nghệ thông tin của nước ta tiếp cận trình độ quốc tế và tham gia thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; từng bước trở thành một trong những nước cung cấp nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao cho các nước trong khu vực và trên thế giới; đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phấn đấu đến năm 2015, tất cả cán bộ, công chức, viên chức các cấp, 100% cán bộ y tế, 80% lao động trong các doanh nghiệp và trên 50% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có giám đốc công nghệ thông tin, được đào tạo theo quy định của Nhà nước. Đến năm 2020, 90% lao động trong các doanh nghiệp và trên 70% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Quy hoạch đưa ra 15 nhiệm vụ và 5 giải pháp chủ yếu bao gồm: Các nhiệm vụ: Phát triển đội ngũ giảng viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; phát triển đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông; chuẩn hóa các trình độ đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; phát triển đội ngũ nghiên cứu về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước; đào tạo các tài năng về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; đào tạo nhân lực trình độ cao về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; đào tạo nghề về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; phát triển nhân lực công nghệ thông tin trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng; đào tạo và bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo và bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho giáo viên, cán bộ trong ngành giáo dục và đào tạo; dạy tin học cho sinh viên, học sinh các cấp; phổ cập tin học cho nhân dân; xây dựng trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông đạt đẳng cấp quốc tế; xây dựng hệ thống thông tin nhân lực công nghệ thông tin. Các giải pháp chủ yếu là, đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực công nghệ thông tin; tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; mở rộng quy mô đào tạo nhân lực công nghệ thông tin; tăng cường dạy tiếng Anh và dạy công nghệ thông tin bằng tiếng Anh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học. Cũng theo Quy hoạch, Bộ Tài chính có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành cơ chế giành một tỉ lệ thích hợp trong 1% ngân sách nhà nước hàng năm chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để triển khai các nghiên cứu về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. | |
|
Bao bì và giấy (306) Cao su, Nhựa, Hóa chất (793) Công cụ, dụng cụ (3708) Công nghệ sinh học (-1) Cơ khí - Chế tạo máy (2048) Dịch vụ kinh doanh (1373) Dụng cụ đo lường và phân tích (1535) Hành lý, Túi và Vali (45) Linh kiện điện tử (271)
Lĩnh vực khác (40) Máy móc thiết bị (2848) Môi trường (562) Nhựa và Cao su (363) Nông nghiệp (516) Năng Lượng (213) Năng lượng, Khoáng sản, kim loại và nguyên vật liệu (301) Phần mềm và phần cứng máy tính (680) Quà tặng và đồ thủ công (-1)