Xem xác ướp như sống của các loài hoang dã

Các mẫu vật trưng bày là sản phẩm sáng tạo của nhóm tác giả do Gunther von Hagens đứng đầu. Nhà khoa học Đức von Hagens được coi là bậc thầy của một kỹ thuật ướp xác đặc biệt có tên gọi là “plastination”, trong đó kỹ thuật viên sẽ tách bỏ nước và mỡ khỏi cơ thể động vật, rồi thay thế chúng bằng chất dẻo.

Kỹ thuật “plastination” còn bao gồm cả việc sử dụng nhựa thông để bảo quản các cơ quan cũng như hệ mao mạch phức tạp trong cơ thể, rồi dùng axít để phân hủy các tế bào và cấu trúc bao quanh. Tất cả tạo cho các mẫu vật một vẻ khác lạ nhưng sống động.

Hãy cùng chiêm ngưỡng một số mẫu vật độc nhất vô nhị trong cuộc triển lãm “Animal Inside Out” đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London, Anh:


Đầu ngựa bị "xẻ" làm 3. Ảnh: Telegraph
"Xác ướp sống" của một con voi nặng tới 4 tấn. Ảnh: Daily Mirror.

Cấu trúc mao mạch dưới lớp da của một con cá mập. Ảnh: Telegraph

Lớp da bị lột bỏ cho thấy cơ thể cơ bắp cuồn cuộn của một con tinh tinh. Ảnh: Daily Mirror
Hươu cao cổ sở hữu chiếc cổ dài bất thường, nhưng lại có số đốt sống cổ bằng với con người: 7. Ảnh: Daily Mirror
Cấu tạo cơ thể của dê giúp chúng thích nghi với môi trường sống có địa hình gập ghềnh, không bằng phẳng. Ảnh: Daily Mirror
Một con đà điểu trưởng thành có thể nặng tới 160kg. Ảnh: Daily Mirror
Cá mập có 2 loại cơ. Cơ màu đỏ cho những hoạt động kéo dài và cơ màu trắng dành cho sự bùng nổ năng lượng trong thời gian ngắn. Ảnh: Daily Mirror
Con bò mộng lực lưỡng nầy nặng tới 1.200kg. Ảnh: Daily Mirror

Hầu hết các loài cá xương có một bong bóng bên trong cơ thể để điều chỉnh sức nổi của chúng, cho phép chúng trôi nổi trong nước mà không cần chuyển động liên tục. Ảnh: Daily Mirror

Một mẫu giải phẫu học cơ thể thỏ sống động. Ảnh: Daily Mirror