DOANH NGHIỆP ĐÀ NẴNG - MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP BỔ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong bối cảnh tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới, chúng ta cần xây dựng một nền công nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh và tham gia vào phân công lao động quốc tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp có giá trị cao. Muốn làm được điều này, một trong các điều kiện tiên quyết là phải có một nền công nghiệp bổ trợ phát triển, đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.
Công nghiệp bổ trợ đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của một quốc gia hay một vùng. Nó góp phần gia tăng khả năng sản xuất công nghiệp của vùng, tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển các ngành công nghiệp có giá trị và công nghệ cao, thu hút nhiều lao động, tạo bộ đệm cho nền kinh tế cũng như gia tăng năng lực cạnh tranh của một quốc gia trong chuỗi phân công lao động toàn cầu. 
Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, thu hút vốn và công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những chiến lược quan trọng để nâng cao sức sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế. Để thực hiện được điều này, sự phát triển của các ngành công nghiệp bổ trợ và các dịch vụ cơ sở hạ tầng là những yếu tố then chốt. Một hệ thống các doanh nghiệp đà nẵng  bổ trợ đủ mạnh sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư, cải thiện cơ cấu đầu tư cũng như tạo bộ đệm của nền kinh tế giúp hấp thụ và vận hành các luồng vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn.
Nâng cao khả năng thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các lĩnh vực mũi nhọn nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh đang là vấn đề then chốt trong phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự cạnh tranh khu vực ngày càng gay gắt. Với định hướng phát triển thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, Đà Nẵng đang đứng trước yêu cầu cấp bách là tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi với các yếu tố đầu vào hấp dẫn và khu vực dịch vụ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát huy hiệu quả các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Để làm được điều này, Đà Nẵng cần có những giải pháp toàn diện và hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp bổ trợ. Sự phát triển của các ngành này sẽ là bàn đạp thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy các ngành công nghiệp mũi nhọn và đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của thành phố. 
Trên cơ sở tổng hợp các bài học từ các quốc gia trên thế giới và đối chiếu với điều kiện thực tế của Việt Nam, nghiên cứu này đưa ra một số ý kiến liên quan đến chiến lược phát triển công nghiệp bổ trợ ở Việt Nam và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiep da nang các ngành công nghiệp bổ trợ của vùng (với trường hợp áp dụng là thành phố Đà Nẵng) và đưa ra các đề xuất cho việc giải quyết những vấn đề then chốt của công nghiệp bổ trợ.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng và đánh giá tiềm năng của các ngành công nghiệp bổ trợ thông qua các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Mô tả một cách tổng hợp thị trường sản phẩm và dịch vụ bổ trợ.
- Đánh giá tiềm năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ của các doanh nghiệp thành phố.
- Đánh giá tiềm năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ của các doanh nghiệp trong thành phố.
- Tìm hiểu các hình thức kinh doanh dựa trên liên kết.
- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia thị trường các sản phẩm bổ trợ của các doanh nghiệp.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để đảm bảo có cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển công nghiệp bổ trợ tại thành phố Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát các doanh nghiệp tham gia sử dụng hoặc cung ứng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ.
Đối tượng quan sát: Những doanh nghiệp có khả năng tham gia vào thị trường các sản phẩm và dịch vụ bổ trợ bao gồm cả các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm bổ trợ và các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm bổ trợ.
Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận bao gồm Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm khoảng 1000 doanh nghiệp, gồm 500 doanh nghiệp có khả năng sử dụng sản phẩm bổ trợ và 500 doanh nghiệp có khả năng cung ứng sản phẩm bổ trợ. Phương pháp lấy mẫu được sử dụng là lấy mẫu phán đoán trên thông tin thứ cấp thu thập trước đó.
Phương pháp tiếp xúc: Tiếp xúc được tiến hành qua 2 giai đoạn, tiếp xúc thông qua thư và điện thoại nhằm thu thập một số thông tin quan trọng và lựa các doanh nghiệp. Sau đó một cuộc phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo chủ chốt của các doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bản câu hỏi.

Xem chi tiết