NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CẤU TRÚC NỀN ĐỊA CHẤT PHỤC VỤ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP, CÔNG TRÌNH NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đà Nẵng trong tương lai trở thành một đô thị hiện đại ngang tầm với các thành phố lớn trong nước và khu vực thì vấn đề quy hoạch trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Qua hơn 7 năm thực hiện quy hoạch, thành phố Đà Nẵng đã đạt được nghiên cứu kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng như một số thành phố khác của Việt Nam, các hoạt động xây dựng sử dụng không gian ngầm, khai thác nước ngầm chưa hợp lý cùng với các hoạt động kinh tế khác đã và sẽ là nguồn phát sinh các tai biến địa kỹ thuật – môi trường gây bất lợi cho sự phát triển bền vững của lãnh thổ. 
Với mục tiêu xây dựng giao thông đi trước một bước, xây dựng một hệ thống giao thông công cộng hoàn chỉnh, hiện đại đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố, giảm áp lực trong việc phát triển dân số, đồng thời kế thừa kinh nghiệm của Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong việc quy hoạch và xây dựng đường sắt đô thị thí điểm; nhằm hoàn thiện định hướng, quy hoạch xây dựng một hệ thống giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu phát triển. Với mục tiêu như vậy, đề tài dự kiến đề xuất một tuyến đường sắt đảm bảo tính kết nối giữa các khu công nghiệp, dân cư, văn hóa, du lịch… của thành phố nhằm hn thiện Bản đồ cấu trúc nền địa chất phục vụ đề xuất quy hoạch xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình ngầm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Trong những năm trước đây, công tác điều tra địa chất công trình đã được Cục Địa chất Việt Nam tiến hành, song tài liệu còn mang tính khái quát chưa đáp ứng đầy đủ các dạng xây dựng đặc biệt trong đó có xây dựng các công trình ngầm. Mặt khác, chưa tiến hành thành lập bản đồ phân chia cấu trúc nền thiên nhiên. Vì vậy, khi sử dụng tài liệu đã có phục vụ cho quy hoạch thành phố còn gặp những khó khăn nhất định. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài nghiên cứu đã được triển khai từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 5 năm 2008. Vùng nghiên cứu có diện tích khoảng 100 km2, nằm trong vùng điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 theo quyết định số 465/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình thành phố Đà Nẵng, phân chia cấu trúc đất nền thiên nhiên phục vụ cho qui hoạch thành phố đến năm 2010 và 2020, đặc biệt xây dựng công trình ngầm.

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Đánh giá điều kiện địa lý tự nhiên kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng;
2. Đánh giá đặc điểm địa chất, địa mạo, tân kiến tạo, địa chất thủy văn thành phố trên cơ sở thu thập tổng hợp tài liệu đã có và nghiên cứu bổ sung;
3. Đánh giá hiện trạng xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (không gian ngầm và trên mặt);
4. Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình thành phố Đà Nẵng trên cơ sở kế thừa các tài liệu, bổ sung khoan thăm dò địa chất công trình, thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;
5. Nghiên cứu đặc điểm phân bố, khả năng tác động tương hỗ và vai trò của các lớp đất ở khu vực thành phố Đà Nẵng khi xây dựng và khai thác không gian ngầm đô thị;
6. Đánh giá đặc điểm bất đồng nhất về cấu trúc đất nền thành phố Đà Nẵng, phân loại cấu trúc nền phục vụ xây dựng các loại công trình ngầm có độ sâu đặt móng khác nhau;
7. Phân chia cấu trúc nền thiên nhiên phục vụ cho quy hoạch xây dựng thành phố (cho các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình ngầm, …) đến năm 2010 tầm nhìn 2020.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng khai thác sử dụng và quản lý tài nguyên đất xây dựng, hiện trạng sử dụng không gian ngầm đô thị tại các Sở: Xây dựng, Giao thông công chính, Tài nguyên môi trường, Công thương; Các cơ quan trung ương gồm CIENKO, Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông 5, Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản, Đại học Khoa học Huế, …
- Khảo sát đo vẽ địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình theo tỷ lệ 1:10.000.
- Tổng hợp tài liệu viết báo cáo thông tin theo Chuyên đề.
- Tiến hành các thí nghiệm lấy mẫu đất đá, nước ngoài trời và phân tích mẫu đất, mẫu cơ lý đất đá, mẫu nước.
- Khoan khảo sát địa chất công trình - địa chất thủy văn.
- Đo địa vật lý và thu thập.
- Khảo sát bổ sung và kiểm tra các vấn đề liên quan thành lập các bản đồ chuyên môn.
- Phân tích mẫu và xử lý các kết quả phân tích, tổng hợp các chuyên đề.
- Khảo sát và lập sơ đồ quy hoạch tuyến giao thông đường sắt.
- Thành lập các bản đồ chuyên môn: địa mạo, địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, bản đồ cấu trúc…).
- Thu thập tài liệu và viết báo cáo chuyên đề.
- Viết báo cáo tổng kết.

Xem chi tiết