Bản tin nổi bật ngày 11 - 08 - 2009

Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức đại hội thành lập

Ngày 10/8/2009 tại Hà Nội, Đại hội thành lập Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức với sự hỗ trợ của Uỷ ban về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Tham dự đại hội có sự góp mặt của 300 doanh nhân Việt kiều tiêu biểu đến từ gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tham dự Đại hội, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam và là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài cũng khẳng định, việc thành lập Hiệp hội thực sự là cầu nối của đông đảo doanh nhân Việt kiều với quá trình phát triển kinh tế trong nước. Đại hội đã bầu ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch tập đoàn Technocom làm Chủ tịch. Được biết, ông Vượng hiện là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Ukraina. Cùng ngày, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Thương mại Việt kiều. Ông Phạm Minh Nam, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở Anh bày tỏ mong muốn chính phủ cần có chính sách ưu tiên hơn nữa, đặc biệt là việc đơn giản các thủ tục thuế, hải quan.Theo ông Nam, đối  với hàng tạm nhập tái xuất, thời gian quy định của Việt Nam lại ngắn quá. Ví dụ mặt hàng vải chỉ có tối đa 260 ngày. Quy định này đang gây trở ngại cho các nhà đầu tư. Trong nền kinh tế suy thoái, giá cả nguyên liệu trên thế giới giảm rất nhiều, doanh nghiệp có thể tranh thủ nhập hàng để dự trữ. Nhưng khi về đến Việt Nam, hàng tạm nhập tái xuất lại chỉ được lưu kho trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, đôi lúc doanh nghiệp phải bán tống bán tháo hàng đi trong khi đó 70% nguyên liệu phục vụ ngành dệt may là nhập khẩu. (TBKTVN, Pháp luật TPHCM 11/8/2009)

Các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam mua dự trữ 400.000 tấn gạo hè thu

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 21 đơn vị thành viên của VFA sẽ triển khai mua đợt một với khoảng 400.000 tấn gạo hè thu ở 13 tỉnh ĐBSCL với mức giá quy ra lúa là3.800 đông/kg. Kế hoạch thu mua sẽ hoàn thành dứt điểm trong tháng 8 này. Sau đó, nếu như tình hình ký mới các hợp đòng xuất khẩu vẫn chưa cải thiện, các thành viên của VFA sẽ mua tiếp đợt 2. Mục đích của việc mua này nhằm bình ổn giá cho nông dân (hiện nay đang giảm giá quá thấp và nông dân không thể bán được). Nguồn vốn mua gạo dự trữ do các thành viên của VFA tự bỏ ra. Hội đồng quản trị Hiệp hội sẽ giám sát để không sảy ra tình trạng doanh gnhiệp được giao không mua đủ số lượng hoặc mua dưới giá quy định. (Hà Nội Mới 11/8/2009)

Cả nước vì nạn nhân chất độc da cam

Hưởng ứng “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam” (10/8), sáng 10/8/2009 tại thị xã Gia Nghĩa, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và UBND tỉnh Đắc Nông đã phát động Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam từ 10/8 đến 10/9/2009. Ông Đoàn Văn Thái Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội cho biết, năm nay công tác vận động, ủng hộ được thực hiện dưới nhiều hình thức. Mục tiêu đặt ra là mỗi Tỉnh hội, Thành hội huy động được 1 tỷ đồng trở lên để chăm sóc, hỗ trợ các nạn nhân. Dự kiến, số tiền huy động được trong năm 2009 là 98 tỷ đồng sẽ trợ giúp trực tiếp cho 70.000 nạn nhân trong cả nước. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – Chủ tịch Hội Nạn nhân Chất độc Da cam/dioxin Việt Nam cũng đã phát động quyên góp 60 tỷ đồng để giúp đỡ nạn nhân trong cả nước. Trong hai ngày 9 và 10/8/2009, nhiều hoạt động vì nạn nhân chất độc da cam đã đc tổ chức trong cả nước. (Nhân Dân 11/8/2009)

Các doanh nghiệp Đài Loan tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

Ngày 10/8/2009 tại TPHCM đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Đài Loan lần thứ 16 do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TPHCM và Hiệp hội Hợp tác Kinh tế Quốc tế Đài Loan (CIECA) phối hợp tổ chức với sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp Đài Loan. Theo số liệu của Bộ KH-ĐT, tính đến tháng 7/2009 Đài Loan đã có 2.010 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 21,2 tỷ USD trong đó vốn thực hiện là 8,5 tỷ USD. Đài Loan cũng đang dẫn đầu trong tổng số 82 quốc gia và vùng lãnh thổ  có hoạt động đầu tư vào Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai xét về tổng vốn đầu tư. Tham dự sự kiện này, ông Richard Tang – trưởng đoàn doanh nghiệp Hiệp hội Máy tính Đài Bắc (TCA) đã nhận định là Đài Loan muốn tăng cường đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam. Theo ông, hiện các doanh nghiệp thành viên của TCA đầu tư vào Việt Nam chưa nhiều do còn thiếu thông tin về môi trường đầu tư, nguồn nhân lực cũng như chính sách ưu đãi. (TBKTVN, Tuổi Trẻ 11/8/2009)

TPHCM: Khai mạc Triễn lãm còn đó nỗi đau giúp nạn nhân Da cam của hai nghệ sĩ Nhật Bản

“Còn đó nỗi đau  là chủ đề triển lãm ảnhvề nạn nhân chất độc Da cam Việt Nam của hai nhà nhiếp ảnh người Nhật là Nishimura Yoichi và Murayama Yasufumi, khai trương sáng 10/8/2009 tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM, 31 Lê Duẩn, quận 1. Triển lãm do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM và uỷ ban Hoà bình hữu nghị Việt – Nhật TPHCM thực hiện, mở cửa đến hết ngày 12/8/2009. Qua những bức ảnh chụp nỗi đau mà các nạn nhân da cam phải ghánh chịu, hai ông mong muốn có thêm nhiều người biết đến và giúp các nạn nhân tìm công lý. Năm 2003, ông Nishimura sang Việt Nam tìm hiểu về chiến tranh, đặc biệt là nạn nhân chất độc da cam. Ông đi khắp Việt Nam để thănm hỏi và chụp ảnh các nạn nhân chất độc da cam.Ông Murayama đến Việt Nam hơn 20 lần từ năm 1998 đến nay để gặp gỡ, chụp ảnh và ghi lại những câu chuyện đau lòng của nạn nhân chất độc da cam. (Pháp luật TPHCM 11/8/2009)

Việt Nam đoạt 6 giải thưởng nhiếp ảnh tại Hong Kong

VIệt Nam đã đoạt 6 giải thưởng cao tại cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế năm 2009 do Hội nhiếp ảnh người Hao tại Hong Kong (YMCAPS) tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội nhiếp ảnh Hoa Kỳ, theo kết quả vừa thông báo trên website http://hk.geocities.com/ymcaps/page0009.htm . Thể loại hình ảnh trắng đen, Việt Nam đoạt tượng vàng nghệ thuật (Art gold trophy) với tác phẩm Ngóng Mẹ của Lê Hồng Linh(TPHCM), hai huy chương đồng cho tác phẩm Bản Sắc của Nguyễn Bá Hảo( Bảo Lộc, Lâm Đồng) và Tần Tảo của Lê Hữu Dũng( TPHCM). Ở thể loại màu Việt Nam cũng đoạt tượng vàng với Tầm Nhìn Trẻ Con của Minh Đức và hai huy chương đồng cho Bên Cửa Sổ của Nguyễn Văn Thương (Bảo Lộc, Lâm Đồng) cùng Chăm Pa của Đặng Quang Vinh (Bạc Liêu). Ở thể loại ảnh màu kỹ thuật số, Việt Nam không có mặt trong danh sách giải thưởng, các giải cao đã thuộc về các nhà nhiếp ảnh Đài Loan, Hong Kong, Phần Lan, Úc, Macau, Ukraine…. Cuộc thi đã nhận được 1.626 tác phẩm từ trên 400 nhà nhiếp ảnh thuộc trên 31 quốc qia và vùng lãnh thổ tham dự. (Tuổi Trẻ 11/8/2009)

TPHCM: Ra mắt CLB Digital Art

Sau hơn một năm chuẩn bị và có một số triển lãm thăm dò, CLB nghệ thuật kỹ thuật số(Digital Art club) đã chính thức ra mắt chiều ngày 9/8/2009 tại Hội Mỹ thuật TPHCM. Một triển lãm Digital Art cũng được khai mạc cùng ngày với chủ đề Không gian ảo, giới thiệu 34 bức tranh kỹ thuật số của chính thành viên: Phạm Đỗ Đồng, Phan Phương (chủ nhiệm), Lê Kinh Tài, Hồ Hồng lĩnh, Huỳnh Đức Hiếu, Phạm Như Linh, Giang Anh, Lê Thị Minh Tuyết, Lý Bích Trâm. Triển lãm kéo dài đến ngày 16/8/2009.( Tuổi Trẻ 11/7/2009)

Việt Nam tham dự Diễn đàn Lãnh đạo nữ APEC 2009

Trong các ngày 4 và 5/8/2009 tại Singapore đã diễn ra Diễn đàn Mạng lưới các nhà lãnh đạo nữ APEC 2009 với sự tham gia của hơn 600 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên. Đoàn đại biểu Việt Nam do bà Nguyễn Thị Thanh Hoà – Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam dẫn đầu. Đoàn Việt Nam đã trình bày tham luận “Sự hài hoà giữa công việc và cuộc sống” nêu bật những đóng góp của phụ nữ Việt Nam với sự phát triển của đất nước và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước vì sự tiến bộ của phụ nữ. (Nhân Dân 11/8/2009)

Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tổ chức đoàn đại biểu đi thăm nước bạn

Trong các ngày 6- 10/8/2009, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia đã tổ chức đoàn đi thăm nước bạn do ông Vũ Mão – Chủ tịch Hội dẫn đầu. Đoàn đã có buổi làm việc với bà Mem Sam An – Phó Thủ tướng Thường trực, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia – Việt Nam để thông báo về tình hình hoạt động của nhau  và tăng cường sự hợp tác trong thời gian tới. Đoàn cũng đã có các buổi làm việc với các cơ quan, đoàn thể của Campuchia và làm việc với Hội người Việt Nam tại Campuchia, các chi hội của người Việt tại các tỉnh Pursat, Battambang và Siem Reap. (TBKTVN 11/8/2009)

Hải Phòng: Thành lập Hội Văn hoá Doanh nhân

Sáng 9/8/2009 tại Nhà hát lớn Hải Phòng, Hội Văn hoá Doanh nhân Hải Phòng chính thức làm lễ ra mắt thành lập theo quyết định ngày 4/6/2009 của UBND thành phố và chịu sự quản lý nhà nước của Sở VH-TT-DL Hải Phòng. Hội bao gồm 200 hội viên ban đầu là các doanh nhân, nghệ sĩ, trí thức đang hoạt động trên địa bàn Hải Phòng. Trước đó, ngày 8/8/2009 Hội đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2009 – 2014, thông qua điều lệ và bầu BCH gồm 39 thành viên. Nhà văn Đình Kính đã được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ I. Mục tiêu của hội đến 2010 là phát triển 500 hội viên, phát triển các chi hội tại quận, huyện… (Tuổi trẻ Thủ đô 10/8/2009)

Lâm Đồng: Vận động sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội

Ngày 9/8/2009, Chi hội huyện Lâm Hà – Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng đã chính thức khởi động cuộc vận động sáng tác về đề tài 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội với thời hạn kéo dài đến tháng 10/2010. Kết thúc cuộc vận động, ngoài việc trao giải Ban tổ chức sẽ xuất bản một tuyển tập văn – thơ, nhạc viết về Hà Nội và Lâm Hà – khu kinh tế mới của người Hà Nội trên đất Lâm Đồng. Được biết, Chi hội VHNT Lâm Hà mới thành lập được chưa đầy 2 tháng và đây là cuộc vận động lớn đầy thách thức của Chi hội. (Lao Động 11/8/2009)

Nghiệm thu dự án nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp

Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam vừa tổ chức nghiệm thu dự án “Nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp trực thuộc”. Triển khai từ tháng 9/2006 đến tháng 12/2008, dự án đã tổ chức điều tra, đánh giá nhanh năng lực tham gia bảo vệ môi trường của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và xây dựng các chuyên đề chính. (Khoa học & Đời sống 11/8/2009)

TPHCM: Triển khai dự án truyền thông vận động hiến giác mạc

Được sự hỗ trợ của tổ chức Orbis Việt Nam, ngày 10/8/2009 Hội Chữ thập đỏ TPHCM đã triển khai dự án truyền thông vận động hiến giác mạc 2009. Ngay sau buổi lễ, đã có 130 người đăng ký tình nguyện hiến. Hội Chữ thập đỏ TPHCM đặt mục tiêu 28.000 được truyền thông, trong đó 3.600 người đăng ký tham gia. (SGGP 11/8/2009)

Ninh Bình: Dạy nghề trồng nấm cho nông dân xã Khánh Thượng

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức khoá dạy nghề trồng nấm cho nông dân xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô. 28 nông dân đã tham dự khoá học và chính họ sẽ hướng dẫn lại cho các nông dân khách muốn tham gia. Khoá học được tổ chức miễn phí trong thời gian 3 tháng và học viên sẽ được hỗ trợ để sản xuất tại gia đình. (Lao Động 11/8/2009)

TPHCM: 240 nữ sinh được trao học bổng Nữ sinh Hiếu học Vượt khó

Báo Phụ nữ TPHCM vừa tổ chức lễ trao học bổng” vì nữ sinh hiếu học vượt khó” lần thứ 19 cho 340 nữ sinh ở TPHCM. Tổng giá trị học bổng là 383,4 triệu đồng giành cho nữ sinh từ lớp 1 đến lớp 12 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đoạt kết cao trong học tập. Đây là năm thứ 19 báo Phụ nữ TPHCM tổ chức lễ trao học bổng “ vì nữ sinh hiếu học vượt khó”. (TBKTVN 11/8/2009)

Giá cước vận tải chưa tăng theo giá xăng dầu?

Chủ tịch Hiệp hội giao thông vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Hiệp hội chưa nhận được phản ánh của các doanh nghiệp về việc xin tăng giá cước dù giá xăng, dầu đã lên. Đây là lần thứ 6 giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng lên kể từ tháng 4.mức tăng giá xăng  ngày 9/8/2009 sẽ khó kéo theo việc tăng cước, bởi xe vận tải chạy chủ yếu bằng dầu diesel. Các hãng tắc xi ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng bởi chi phí tăng thêm khoảng 2%. Tuy nhiên, với tình thế hiện nay,đẻ thu hút hành khách, nhiều hãng vẫn chọn phương án bình ổn giá cước. Đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng cho biết sẽ không điều chỉnh giá cước. Nhưng nếu giá xăng tăng thêm khoảng 1.000 đến 2.000 đồng/lit thì các doanh nghiệp kinh doanh ô tô sẽ điều chỉnh cước tăng tương ứng.ngược lại nếu giá xăng giảm doanh nghiệp cũng xẽ giảm cước theo mức xăng tương ứng. Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho  biết, Hiệp hội chưa có chủ trương tăng giá cước, chỉ khi nào giá xăng tăng vượt ngưỡng 15.000 đông/lit mới tính đến chuyện điều chỉnh. Ông Liên khẳng định việc điều chỉnh tăng giá cước là chuyện: “cực chẳng đã” bởi lẽ gây ra rất nhiều tốn kém cho doanh nghiệp vì phải cho xe đi kiểm định lại đòng hồ, đăng ký với cơ quan chức năng… chưa kể, nếu giá xăng tăng chưa kịp ổn định lại hạ, doanh nghiệp trót tăng cũng gặp khó khăn trong việc hạ giá mà không hạ thì hành khách sẽ quay lưng lại với doanh nghiệp. ( Hà Nội Mới 11/8/2009)

Giá thép lại tăng

Bắt đầu từ 3/8/2009, giá sàn của Tổng công ty Thép Việt Nam tại khu vực phía Nam đã tăng thêm 100.000 – 250.000 đồng/tấn so với lần công bố trước (13/7/2009). Như vậy, tính từ đầu tháng 5/2009 đến nay, giá thép đã tăng 5 lần với mức tăng khoảng 10%. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, các gói kích cầu của Chính phủ đã giúp ngành thép dần phục hồi từ tháng 3/2009. Vì vậy, giá thép trong nước cũng theo đó mà tăng. (Sài Gòn Tiếp thị 10/8/2009)

Đã xuất khẩu 80.000 tấn hồ tiêu

Tin từ Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA ) cho biết qua 7 tháng đầu năm các DN đã xuất khẩu 80.000 tấn  hồ tiêu thu kim ngạch 186 triệu USD, các thành viên VPA chiếm 89% thị phần xuất khẩu. Mười ngày qua, giá hồ tiêu trên thị trường đã tăng thêm 3.500 đồng, lên 40.00 dồng trên /kg. ( Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 11/10/2009)

Xuất khẩu rau quả đang giảm tới 30%

Theo ông Huỳnh Quang Đấu – Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2009 đã giảm tới 30% so với cùng kỳ 2008. Điều đáng nói là các doanh nghiệp đang rất khó khăn tìm kiếm thị trường và ký hợp đồng xuất khẩu và việc tiêu thụ trái cây vẫn luẩn quẩn ở sân nhà. (Hà Nội mới 11/8/2009)

Chúng ta đã nhìn nhận thời Lê – Trịnh như một hình thái lịch sử đặc thù

Nhân hội thảo “Họ Trịnh và những di sản văn hoá thời Lê – Trịnh” cuối tháng 7/2009 tại Hải Phòng, nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, ngày nay chúng ta đã nhìn nhận thời Lê – Trịnh như một hình thái lịch sử đặc thù và có ý nghĩa tích cực. Chúng ta đã giữ vững được nền độc lập với láng giềng phương Bắc trong gần 3 thế kỷ trong đó có gần hai thế kỷ thời Lê – Trịnh. Chúa Trịnh đã giữ được sự ổn định của Đàng Ngoài để đất nước tiếp tục phát triển. Đặt vấn đề như thế, chúng ta sẽ thấy vai trò của các chúa Trịnh là rất quan trọng. Chúng ta cũng không thể không nhắc đến các chúa Nguyễn với sự nghiệp mở mang bờ cõi. Vì thế, nếu định danh cho thời kỳ lịch sử này bằng hai chữ “Lê – Trịnh” thì mới chỉ nói lên một phần của lịch sử… (Sài gòn Tiếp thị 10/8/2009)

Giúp việc gia đình cần được xem là một nghề

Theo bà Cao Hồng Vân – trưởng ban Gia đình và Xã hội Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, giúp việc gia đình là một nghề xã đang cần và có nhu cầu cao với đối tượng là phụ nữ. Vì thế rất cần thiết phải có quy định chính thức cho nó. Khi đó sẽ có khung nghề và phải tổ chức đào tạo hẳn hoi. Trong quy định, hợp đồng lao động cũng cần phải được đề cập và cũn cần đặt vấn đề có nên xem người giúp việc là một thành viên trong gia đình hay không. (Khoa học & Đời sống 11/8/2009)

Luật sư “vòi vĩnh” thân chủ sẽ bị phạt

Kể từ ngày 18/9/2009, Nghị định 60 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp sẽ chính thức có hiệu lực thay cho Nghị định 76 năm 2006. Theo nghị định này, các luật sư sẽ rất dễ bị xử phạt bởi rất nhiều điều khoản. Trong đó, có một điều khoản quy định nếu luật sư sách nhiễu, ép khách hàng phải chi thêm tiền ngoài thù lao đã thoả thuận trong hợp đồng thì sẽ bị xử phạt 3 – 5 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề 6 – 12 tháng. Theo luật sư Lê Văn Bình (Đoàn Luật sư TPHCM), nếu hiểu không khéo thì các luật sư sẽ dễ lâm vào cảnh vừa mất tiền vừa mất nghề bởi trên thực tế, những chi phí phát sinh cũng là chuyện bình thường. Nếu hai bên cùng vui vẻ chấp thuận thì không sao nhưng nếu không hài lòng mà thân chủ tố thì luật sư có thể bị phạt. (Pháp luật TPHCM 11/8/2009)

Giải ngân vốn vay kích cầu cho nông thôn: Mỡ treo, mèo nhịn

Các gói cho vay kích cầu với nông thôn tại nhiều tỉnh  hiện là những khoản tiền không nhỏ. Tuy nhiên, thực tế là nhiều nơi, người nông dân vẫn không vay được tiền. Ông Nguyễn Văn Phượng – Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nông thôn và Trang trại Việt Nam cho biết, đến tháng 7/2009 mới chỉ có 15% tổng số trang trại tiếp cận được với nguồn vốn này.  Đó cũng là vấn đề khó tương tự với các làng nghề vì theo ông Vũ Quốc Tuấn – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chỉ có 15 – 20% doanh nghiệp, làng nghề được vay vốn với mức phổ biến 50 – 100 triệu đồng. Ông Nguyễn Hoàng Vinh – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Phước cho rằng việc bắt buộc phải dùng vốn để mua sắm máy móc phục vụ sản xuất có nguồn gốc trong nước là thiếu thực tế vì nhu cầu đổi mới sản xuất đòi hỏi những sản phẩm có tính ưu việt. Thêm nữa là việc đòi hỏi có hoá đơn đỏ cũng khiến cho vay ưu đãi trở nên vô nghĩa vì vay ưu đãi chỉ được hỗ trợ lãi suất 4% nhưng mua hoá đơn đỏ thì mất 10% thì còn đâu là ưu đãi nữa. (Tuổi trẻ Thủ đô 10/8/2009)

Khi các khoản tiền hỗ trợ xúc tiến thương mại khó đến với các hiệp hội

Theo ông Phạm Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), ngành nhựa đã được duyệt 2 chương trình xúc tiến thương mại trong đó, chương trình tại thị trường nội địa được duyệt tới 1,803 tỷ đồng để tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế vào tháng 10/2009. Theo hướng dẫn của Bộ Công thương, sau khi được phê duyệt, VPA đã xin tạm ứng kinh phí để thực hiện một số nội dung. Tuy nhiên, đến nay VPA vẫn chưa nhận được khoản tạm ứng như hướng dẫn. Ông Thanh cho rằng, giá như sau khi phê duyệt nguồn kinh phí được tạm ứng ngay với tỷ lệ tối thiểu là 50% thì VPA sẽ rất chủ động. Tình trạng với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cũng tương tự theo như ông Nguyễn Sơn – trưởng ban xúc tiến thương mại của VITAS cho biết. (Tuổi Trẻ 11/8/2009)