Bản tin nổi bật ngày 22/06/2009

Giải báo chí quốc gia 2008: Nố lực của những người làm báo thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước

Tối 21/6/2009 tại Nhà hát lớn Hà Nội, lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ 3 năm 2008 đã diễn ra trong không khí trang trọng và thân mật. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ TT-TT Lễ Doãn Hợp; chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam …các nhà báo lão thành đã tới dự. Giải báo chí quốc gia năm 2008 nhận được 977 tác phẩm thuộc 8 loại giải của 83 đơn vị báo chí trong cả nước, trong đó có 120 tác phẩm của cộng tác viên. Trong số 146 tác phẩm vào chung khảo, Hội đồng giải thưởng đã chọn được 80 tác phẩm để trao giải. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Đinh Thế Huynh nhận định: Tuy chưa phản ánh một cách đầy đủ diện mạo, chất lượng báo chí nước nhà năm 2008, nhưng các tác phẩm đoạt giải đều là những tác phẩm xuất sắc thể hiện dự nỗ lực của những người làm báo Việt Nam, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước, cổ vũ động viên nhân dân ta phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ, văn minh. (Hà Nội mới 22/6/2009).

TPHCM: Ngày hội của những người làm báo

Nhân kỷ niệm 84 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 21/6 tại Dinh Thống Nhất, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo TPHCM, tạp chí Nghề báo và Hội phát hành Báo chí Việt Nam tổ chức ngày hội của những người làm báo, đồng thời thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với độc giả. Rất nhiều hoạt động được tổ chức thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân. Cụ thể, tại Dinh Thống Nhất có trên 35 gian hàng của các cơ quan báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, các doanh nghiệp quảng cáo, phát hành, in ấn…Trong ngày hội còn diễn ra buổi toạ đàm “Kinh tế báo chí”, giao lưu giữa các nhà báo tiêu biểu với độc giả, trao tặng học bổng cho 10 sinh viên báo chí tiêu biểu của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM. Tồi cùng ngày, Hội Nhà báo TPHCM tổ chức trao giải báo chí năm 2009. Có 5 nhóm thể loại gồm 53 tác phẩm báo chí đã được trao giải trong đợt này. (Thanh niên 22/6/2009).

Cần trong sạch hoá giải thưởng cho doanh nghiệp

Cuối tuần qua, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo quy chế tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng chất lượng sản phẩm. Tại hội thảo, ông Phạm Bích San- Phó tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã bày tỏ sự lo ngại khi có quá nhiều bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nước được nhắc tới ở vai trò tổ chức các hoạt động tôn vinh, trao giải thưởng cho doanh nghiệp. vì thế, việc ban hành một quy chế là cần thiết để làm trong sạch hoạt động đang bị kêu là thương mại hoá xong không có nghĩa là nhà nước phải tham gia hết thì hoạt động mới ổn. Còn theo ông Vũ Quốc Tuấn- chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, doanh nghiệp muốn tham gia các giải thưởng là quyền và sự lựa chọn của họ. Tuy nhiên đang có nhiều giải thưởng khiến doanh nghiệp e ngại khi họ nhận thấy cơ chế xin- cho trong đó. Không ít lời mời tham sự giải thưởng đã kèm theo những đề nghị đóng góp 30-50 triệu đồng. Sẽ rất phản cảm nếu các tiêu chí liên quan đến vấn đề này không được làm rõ. (Đầu tư 22/6/2009).

Đau đầu bài toán chất lượng lao động dệt may

Tại buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp phia Bắc của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cuối tuần qua, ông Nguyễn Xuân Dương- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần may Hưng Yên (Hugaco) đã cho biết, từ đầu năm 2009 đến nay, Hugaco đã thiếu hụt gần 300 lao động. Đây là tình trạng chung của cách doanh nghiệp trong  ngành dệt may từ Bắc chí Nam và cũng là nguyên nhân khiến năng xuất lao động trong ngành trở nên thấp chưa từng thấy. Còn theo ông Phạm Văn Toản- chánh văn phòng Công ty Cổ phần may Nam Định (Nagaco) thì chất lượng của lao động mới tuyển dụng hiện rất thấp khiến họ mất nhiều chi phí cho đào tạo. Trong tổng số khoảng 1700 công  nhân lao động trực tiếp của Nagaco, số lao động bậc cao chỉ chiếm một nửa, số còn lại đều còn trẻ, tay nghề yếu và cần có thêm ít nhất 2 năm mới có thể đảm đương được công việc của công nhân bậc 2. Ngành dệt may đang đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2009 là 9,5 tỷ USD, sang năm 2010 thì phấn đấu 10,5 đến 11 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này thì phải có lao động lành nghề từ công nhân đến quản lý. (Đầu tư 22/6/2009).

Hà Nội: Phát động giải báo chí viết về dân số và kế hoạch hoá gia đình

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ vừa cho biết, Chi cục phối hợp với Hội Nhà báo TP Hà Nội phát động giải báo chí viết về công tác DS- KHHGĐ Hà Nội năm 2009. Đây là hoạt động nhằm nâng cao số lượng và chất lượng các tác phẩm báo chí tuyên truyền về dân số, SKSS/ KHHGĐ của Thủ đô trên các phương tiện thông tin đại chúng ; động viên kịp thời các nhà báo, cộng tác viên các cơ quan báo chí trung ương và Hà Nội có tác phẩm báo chí tốt, góp phần tuyên truyền hiệu quả về công tác DS- KHHGĐ. Các tác phẩm dự thi bao gồm báo in, báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình) với các thể loại (đề tài) bài phỏng vấn, ghi chép, bình luận, phóng sự, bút ký, điều tra… đã được các cơ quan báo chí trong nước sử dụng kể từ ngày 26/1/2009. Thời gian nhận tác phẩm dự giải từ ngày 1/11 đến hết ngày 26/12 theo dấu bưu điện. (Gia đình & xã hội 22/6/2009).

Khai trương khu làng nghề truyền thống Việt Nam

Ngày 20/6/2009, tổ hợp thương mại Melinh PLAZA phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và sở Công thương Hà Nội khai trương khu trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống VN tại Melinh PLAZA trên diện tích 4.500 m2. Khu trưng bày sản phẩm truyền thống làng nghề Việt Nam quy tụ hàng nghìn sản phẩm đa dạng của các làng nghề nổi tiếng trong cả nước. Ông Vũ Quốc Tuấn- Chủ tịch Hiệp hội làng  nghề Việt Nam cho rằng, việc khai trương khu làng nghề truyền thống Việt Nam nhằm quy tụ và phát triển mạnh mẽ tinh hoa nghệ thuật dân tộc. Đồng thời, hỗ trợ các làng nghề, doanh nghiệp, nghệ nhân tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. (TBKTVN 22/6/2009).

TPHCM: Hơn 300 thí sinh tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn thành phố

Sáng 21/6/2009 tại Trường CĐ Nguyễn Tất Thành, Thành đoàn Sở TTTT, Sở KHCN, Sở GD-ĐT, Đài Truyền hình TPHCM và Hội Tin học TPHCM đã tổ chức khai mạc Hội thi Tin học trẻ TPHCM lần thứ `18. Hội thi thu hút 301 thí sinh với 2 cuộc thi kiến thức – kỹ năng và phần mềm sáng tạo (19 sản phẩm). Theo anh Nguyễn Công Tĩnh – giám đốc Trung tâm Phát triển KHCN và Tài năng trẻ Thành đoàn, các sản phẩm dự thi năm nay đa dạng hơn mọi năm và rất có giá trị với chính ngành giáo dục. (SGGP 22/6/2009)

Nghệ An:Thưởng 2 thí sinh cứu người bị nạn

Ngày 20/6/2009, ông Lê Văn Ngọ- Giám đốc Sở GD- ĐT Nghệ An và ông Cao Đình Hoè - phó chủ tịch Hội Khuyến học Nghệ An- đã đến trường THPT Đô Lương I (huyện Đô Lương) trao giấy khen và quà cho 2 thí sinh Lữ Đức Quân và Tăng Ngọc Dũng vì có “nghĩa cử cao đẹp, cứu người bị nạn”. Trước đó 2 thí sinh này đã được xét đặc cách môn sinh học (do cứu người nên chậm giờ không được dự thi). Theo đó, tổng số điểm thi của Quân đạt trên 41 điểm, Dũng đạt 44 điểm. Trong niềm vinh dự nghẹn ngào của tuổi học trò, Quân hứa sẽ quyết tâm làm bài thật tốt để được “bước vào giảng đường Trường ĐH Kinh tế quốc dân”. Còn Dũng sẽ “quyết tâm giành điểm vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội”. (Tuổi trẻ 21/6/2009).

TPHCM: Hội thảo “Nơi tìm kiếm hoài bão

Ngày 20/6/2009, CLB những doanh nghiệp dẫn đầu (LBC)và CLB du học sinh TPHCM đã tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp dẫn đầu- Nơi kiến tạo hoài bão” nhằm chia sẻ kinh nghiệm việc làm và khởi nghiệp cho các du học sinh; đồng thời giới thiệu nhu cầu sử dụng những kiến thức học tập từ nước ngoài. (Thanh niên 22/6/2009)

An Giang: Triển khai dự án 100% bao cao su

Ngày 21/6/2009, Hội Phòng- chống HIV/AIDS An Giang cho biết, chương trình 100% bao cao su trên địa bàn TP Long Xuyên và thị xã Châu Đốc đã được phê duyệt kế hoạch thực hiện. Mục tiêu nhằm tập trung đáng giá tình hình HIV/AIDS trên địa bàn, đồng thời phát động chương trình hành đồng triển khai dự án 100% bao cao su, góp phần làm giảm sự lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục và HIV trong nhóm đối tượng nguy cơ cao. (Gia đình & xã hội 22/6/2009).

Hà Nội : 35.340 hội viên phụ nữ cam kết xây dựng gia đình không có tệ nạn xã hội

Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm của thành phố và chương trình công tác của Hội, từ đầu năm đến nay, Hội LHPH Hà Nội đã phối hợp tuyên truyền 2.868 buổi, phát thanh hơn 300 tin bài về phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS. Hiện đã có 35.340 hội viên phụ nữ ký cam kết “ Xây dựng gia đình không có tệ nạn ma tuý, mại dâm và tích cực tham gia phóng chống ma tuý, mại dâm”. Bên cạnh đó, Hội LHTN TP còn triển khai thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền phòng chống ma tuý trên địa bàn thành phố hướng tới ngày Toàn dân phòng chống ma tuý (26/6). (Hà Nội mới 22/6/2009).

TPHCM Micoem hỗ trợ 30 triệu đồng cho nạn nhân chất độc da cám

Ngày 20/6/2009, Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Châu Á (MICOEM) trao tặng Hội Chữ thập đỏ TPHCM 30 triệu đồng hỗ trợ bệnh nhân chất độc dioxin nhân dịp Cty tổ chức lễ ra mắt chi nhánh Cty tại TPHCM và giới thiệu sản phẩm mỳ ăn liền Cung Đình, MumMum.

Đà Nẵng: Sắp tổ chức trại sáng tác cho thiếu nhi

Liên hiệp các Hội Văn học- Nghệ thuật TP Đà Nẵng tổ chức trại sáng tác văn học- mỹ thuật thiếu nhi hè 2009, từ ngày 26/6 đến ngày 10/7. Tham dự có 25 em là học sinh các trường THCS và THPT trong địa bàn thành phố. Dự trại, các em sẽ được đi thực tế tại các xã miền núi của TP Đà Nẵng với sự hướng dẫn của các nhà văn, nhà thơ, các hoạ sĩ của Đà Nẵng. Đây là một trong những hoạt động góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em nhân dịp hè. (Nhân dân 22/6/2009).

Hội CCB thành phố Đà Nẵng hướng các hoạt động lỷ niệm vê cơ sở

Hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Cưu chiến binh (CCB) Việt Nam . Hội CCB thành phố Đà Nẵng tập trung triển khai các hoạt động theo tinh thần “chu đáo, trọng thể, thiết thực và tiết kiệm”. Các hoạt động kỷ niệm được Hội CCB thành phố triển khai gắn với các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đaọ đức Hồ Chí Minh”; tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị cho hội viên; Hội diễn nghệ thuật quần chúng CCB cáp thành phố và tổng kết phong  trào thi đua, biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến (Quân đội nhân dân 22/6/2009)

Hội cựu chiến binh TP Hà Nội tích cực hoạt động

Hội CCB TP Hà Nội cho biết: trong 6 tháng cuối năm, các cấp Hội CCB sẽ tổ chức nhiều hoạt động như sinh hoạt chính trị và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chặng đường 20 năm phát triển của Hội CCB Việt Nam, động viên, giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn; biểu dương những điển hình tiên tiến, tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ… (Hà Nội mới 22/6/2009).

Khảo sát tổng thể ngành công nghệ phần mềm Việt Nam

Hiện nay Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) đang thực hiện dự án khảo sát tổng thể về ngành công nghệ phần mềm tại Việt Nam. Kết quả khảo sát phản ánh được cái nhìn tổng thể về ngành, làm cơ sở cho các đề xuất với nhà nước về chính sách, cơ chế hỗ trợ DN phần mềm và làm tài liệu quảng bá, thu hút đầu tư cho ngành  công nghệ phần mềm Việt Nam từ các đối tác quốc tế. (HNM 22/6/2009).

Cần Thơ: Diện tích nuôi cá tra giảm 27%

Theo ông Dương Tấn Lộc- chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản Cần Thơ, diện tích nuôi cá tra của Cần Thơ đã giảm 27% so với năm 2008 còn 972 ha; sản lượng cá cũng giảm 25% chỉ còn khoảng 25.000 tấn. Tuy nhiên thị trường xuất khẩu cá tra không có nhiều biến động và các doanh nghiệp không hề cắt giảm công suất. Vì thế cá tra rớt giá trong thời điểm này là một việc bất thường. (Tiền phong 22/6/2009).

Xuất khẩu gỗ giảm 30%

Hiệp Hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ ước đạt 1,3 tỷ USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước; giá xuất khẩu mặt hàng này cũng giảm 10- 15% so với trước trong khi giá nguyên liệu, vận tải, điện tăng lên khiến 70% doanh nghiệp (DN) gỗ đang phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Hiện các DN xuất khẩu gỗ tình Bình Dương đang trong tình trạng rất khó khăn do bị tồn đọng nhiều nguyên liệu gỗ dành cho dòng hàng cao cấp. Đây là số nguyên liệu có giá trị lớn được nhập về từ cuối năm 2007 và trong năm 2008 để làm đơn hàng cho năm 2008 và 2009, nhưng đến nay vẫn không sản xuất được vì hầu hết khách hàng đã huỷ đơn hàng. Việc đình trệ sản xuất và tiêu thụ đã đẩy nhiều DN vào tình cảnh bế tắc, không thể tiếp cận các nguồn tín dụng hỗ trợ. ( HNM 22/6/2009).

Xuất khẩu hàng dệt may giảm 4,7%

Theo Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt khoảng 4 tỷ USD, giảm 4,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhiều DN cho biết, số lượng đơn hàng, đặc biệt là  hàng jacket phục vụ nhu cầu tiêu thụ cho mùa thu đông sắp tới tại thị trường Mỹ, châu Âu đang có xu hướng tăng cao so với quý I- 2009. ( HNM 22/6/2009).

 

Giá cà phê giảm, giá tiêu tăng

Giá cà phê đã giảm khoảng 1000 đồng/kg trong vòng 1 tuần qua. Theo đó, cà phê nhân xô tại Đắc Lắc giảm từ 25.400 đồng/kg còn 24.400 đồng/kg. Ngược lại, giá tiêu trong nước liên tục tăng kể từ đầu tháng. Riêng tuần qua, giá tiêu đã tăng khoảng 2000 đồng/kg, lên mức 35.000- 36000 đồng/kg. Theo ông Trần Đức Tụng - Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, giá tiêu tăng do nguồn cung xuất khẩu đang hạn chế dần sau khi các đơn vị ồ ạt xuất khẩu trong các tháng đầu năm. Giá tiêu trên thị trường thế giới cũng có dấu hiệu hồi phục. (Tuổi trẻ 22/6/2009).

Chương trình “Tiếp sức mùa thi 2009” đặt mục tiêu huy động hơn 40.000 tình nguyện viên

Anh Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư Trung ương Đoàn, chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam cho biết: Thông điệp năm nay mà chương trình “tiếp sức mùa thi 2009” đề ra là: “Hãy tự tin, chúng tôi đi cùng bạn”. Mục tiêu đặt ra là hoàn thành tốt nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ thí sinh và người nhà về phương tiện, cách thức đi lại, chỗ ăn, nghỉ…Năm nay đã có 10 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia. Anh Vũ Thanh Mai, Phó chủ tịch Hội cho biết thêm. Năm nay có khoảng 40.000 thanh niên tình nguyện luôn có mặt tại các nhà ga, bến xe, điểm nút giao thông, cổng trường để trực tiếp giải đáp những thắc mắc của các sĩ tử. (Quân đội nhân dân 22/6/2009).

 

41% sinh viên không thích cao thượng

T.S tâm lý học Huỳnh Văn Sơn cùng các cộng sự vừa hoàn thành nghiên cứ “Sự lựa chọn các giá trị đạo đức và nhân văn trong định hướng lối sống của sinh viên ở một số trường đại học TPHCM”. Đây là đề tài nghiên cứu cấp bộ và đã được Hội đồng khoa học đồng thuận đánh giá cao. Theo kết quả của đề tài, có đến 41% sinh viên đồng ý không nhất thiết phải sống cao thượng vì đôi khi  như thế là mù quáng. 18% sinh viên chấp nhận đưa lợi ích cá nhân lên trên hết và không bao giờ quan tâm đến ai nếu không liên quan. Trong phạm vi quan hệ gia đình, có đến 60% đổ mọi trách nhiệm lên cha mẹ mà không thừa nhận khuyết điểm của chính mình. T.S Huỳnh Văn Sơn cho biết: Có nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến sự lựa chọn định hướng lối sống của sinh viên, trong đó yếu tố gia đình có ảnh hưởng rõ rệt và bản thân sinh viên là quyết định. Ông cho rằng những chương trình giáo dục nếp sống văn minh hiện còn chưa đề cập nhiều đến việc giáo dục nếp sống nhân văn trong khi đây lại là một yếu tổ cực kỳ quan trọng. Việc giáo dục giá trị nhân văn nên thực hiện đồng bộ qua nhiều lứa tuổi, nhiều hình thức thì mới mang lại hiệu quả cao. (Pháp luật TPHCM 22/6/2009).

 

Dịch giả Đào Kim Hoa có đạo thơ?

Dư luận đang xôn xao và quan tâm đến thông tin và chuyện dịch giả Đào Kim Hoa có “đạo thơ” hay mạo danh 2 nhà thơ Lò Ngân Sủn và Hữu Thỉnh để tham sự Festival thơ quốc tế tại Đài Bắc (Đài Loan) năm 2001. Về sự việc này, nhà thơi Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng trước hết cần bình tĩnh để nghe dịch giả Đào Kim Hoa trình bày. Dịch giả Đào Kim Hoa có trách nhiệm cùng Hội Nhà văn Việt Nam liên hệ với BTC để tiếp cận với văn bản gốc tiếng Trung Quốc nhằm làm sáng tỏ sự việc này càng sớm càng tốt. Ở góc độ tác giả có liên qua đến sự việc này, ông chỉ muốn nói là đã không uỷ nhiệm cho ai gửi dự thi Festival thơ Đài Bắc, tuy nhiên vấn đề là cần tiếp cận các văn bản gốc của BTC vì nếu cứ bình luận mãi thì có thể sẽ không đúng bản chất vấn đề. Riêng với dịch giả Đào Kim Hoa, bà cho biết là rất kính trọng 2 nhà thơ Hữu Thỉnh, Lò Văn Sủn và chỉ dịch, giới thiệu thơ của 2 vị này. Bà không biết tiếng Trung và dich giả Trần Lê cũng chưa bao giờ liên hệ lại. Có thể, sơ suất đã tồn tại ở khâu này khi các bài thơ được chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Trung. Vì vậy, dịch giả Đào Kim Hoa bày tỏ mong muốn các phương tiện thông tin đại chúng cải chính cho đúng sự thật. (HNM 22/6/2009).

 

Có những Tổng biên tập không lương

Ít ai biết rằng tờ tuần báo Nhịp cầu thế giới của Cộng đồng người Việt tại Hungary chỉ có một người duy nhất trực tiếp thực hiện là T.S Hoàng Linh. Công việc làm báo hiện nay chẳng liên quan gì tới chuyên môn được đào tạo về điện tử ở Đại học Bách khoa Budabest. Bản thân anh không có lương và tờ báo cũng không trả nhuận bút nhưng vẫn được rất nhiều người cộng tác. Vừa làm báo vừa phải lo bươn trải mưu sinh nên anh phải tranh thủ triệt để mọi thời gian rỗi. Vậy mà tờ báo vẫn ra đều đặn với chất lượng bài vở rất đồng đều. Không chỉ có vậy, anh còn rất tích cực cộng tác cho một số báo chí trong nước.

Ra đời trước Nhịp cầu thế giới 2 năm, tạp chí Quê Việt của Hội Người Việt Nam tại Ba Lan nay đã tròn 10 tuổi. Sau khi Tổng biên tập đầu tiên Lê Huy Thọ mắc bệnh hiểm nghèo qua đời, T.S địa chất Vũ Linh đã bất đắc dĩ trở thành Tổng biên tập. Gọi là Tổng biên tập cho oai chứ thực ra không hề có lương ngoài một khoản tiền nhỏ đủ để trang trải xăng xe, điện thoại. Là tiến sỹ địa chất nhưng Vũ Linh rất yêu văn học. Cũng như nhiều thành viên khác trong ban biên tập, lúc đầu ông cũng không biết gì về làm báo. Cho đến nay, tờ báo đã phát triển lớn mạnh và các bài viết đều được trả nhuận bút. Tổng biên tập tạp chí Quê Việt cũng đã có hẳn một thư ký giúp việc được trả lương. Ngoài hoạt động xuất bản, tạp chí Quê Việt còn tham gia tổ chức các lớp dạy tiếng Việt cho con em người Việt. (Tiền phong 21/6/2009).

Người trẻ cần có tư duy “Nhìn ra phía biển”

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ai cũng có một thời tuổi trẻ cả nhưng tại sao thời tuổi trẻ lại quan trọng nhất vì nó là giai đoạn hình thành các hệ thống quan niệm. Đương nhiên, khi lớn lên, người trẻ tiếp xúc với xã hội sẽ ý thức được về trách nhiệm của mình. Ông cũng cho biết, vì nhiều lý do khác nhau, người Việt Nam có một thực tế là quay lưng với biển, đánh mất bản lĩnh của một quốc gia biển. Nhưng vào thời điểm đột biến thì nó lại thể hiện mạnh mẽ. Thay vì hướng ra biển chỉ để hóng mát và tắm thì chúng ta cần đi vào chiều sâu và chiều rộng cùng những thử thách của biển cả. Rất cần những người dán dấn thân với biển, nhất là những người trẻ. Thực chất, sóng gió cũng là thách thức với con người. Có sóng gió thì sẽ có những người chinh phục được nó. (Sinh viên Việt Nam 22/6/2009)